Không gia tăng tỷ trọng cổ phiếu hay sử dụng margin trong giai đoạn này

Thị trường vẫn chưa ghi nhận diễn biến khởi sắc hơn hoặc xác nhận xu hướng mới. Do đó, nhà đầu tư cũng chưa nên vội vàng gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục hay sử dụng margin trong giai đoạn này...

Không gia tăng tỷ trọng cổ phiếu hay sử dụng margin trong giai đoạn này

Chứng khoán ngày 15/8, sau phiên giao dịch giằng co hôm qua thị trường tiếp tục có một phiên giao dịch đi ngang cùng thanh khoản yếu, kết phiên VN-Index giảm 0,06 điểm tại mốc 1.230,36 điểm. HNX-Index kết phiên tại mốc 229,68 điểm, giảm 0,5 điểm, tương ứng -0,22%.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 188 cổ phiếu giảm giá, 126 cổ phiếu tăng giá, 56 cổ phiếu tham chiếu tại HOSE. HNX giao dịch với 93 cổ phiếu giảm giá, 58 cổ phiếu tham chiếu và 59 cổ phiếu tăng giá.

Thanh khoản trên cả 2 sàn giảm so với phiên giao dịch trước đó khi khối lượng khớp lệnh -9,2% tại HOSE và -7,4% tại HNX. Khối ngoại phiên hôm nay tiếp tục đà mua ròng với +660,37 tỷ đồng tại HOSE tập trung mua ròng mã KDC (+458,5 tỷ), MSN (+218,6 tỷ), HDB (+197 tỷ) và TCH (+51,1 tỷ)...ở chiều ngược lại, bán ròng HPG (-93,9 tỷ), VHM (-46,4 tỷ)...

Cùng với đó, bán ròng từ khối ngoại cũng diễn ra trên sàn HNX với -7,68 tỷ đồng, tập trung tại các mã TNG (-7,8 tỷ), MBS (-6,8 tỷ) và IDC (-4,1 tỷ), chiều mua ròng nổi bật với PVS (+13,6 tỷ), NTP (+6,9 tỷ), BCC (+0,7 tỷ)...

Hầu hết các nhóm ngành hôm nay đều diễn ra với sự phân hóa. Ghi nhận nhóm cổ phiếu thực phẩm và đồ uống phiên hôm nay có MSN (+2,27%), KDC (+0,18%), VNM (+0,27%), SAB (+2,58%) tuy nhiên DBC (-2,35%), MCG (-0,3%)...

Cùng với đó là sắc xanh đỏ đan xen ở ngành bất động sản dân cư cũng như bất động sản khu công nghiệp với sắc xanh từ VHM (+2,34%), TCH (+2,71%), VRE (+3,15%), BCM (+1,12%), KBC (+0,4%)... cùng với sắc đỏ từ PDR (-1,38%), HDG (-1,5%), NTL (-1,89%), DXG (-2,23%), IDC (-1%), VGC (-1,2%)...

Nhóm cổ phiếu hoá chất, phân bón và cao su đan xen cả sự tích cực lẫn tiêu cực với DCM (+0,14%), DPM (+0,84%), BFC (+0,66%)... các cổ phiếu như DPR và VTZ tham chiếu (0%), cổ phiếu DGC (-1,28%), CSV (-3,29%), LAS (-1,57%), PHR (-0,18%)...

Nhóm bảo hiểm cũng giao dịch tăng giảm đan xen với BVH (+1,17%), ABI (+0,29%), VNR (+0,4%)... tuy nhiên MIG (-1,65%), PVI (-0,77%), PGI (-3,82%), PTI (-5,28%)...

Ngoài nhóm bảo hiểm, một nhóm cổ phiếu khác cũng có diễn biến tương tự là ngân hàng tiêu biểu như TCB (+0,95%), SSB (+1,41%), BID (+0,86%)... kết hợp với HDB (-0,19%), VPB (-0,83%), MBB (-0,85%), VCB (-1,68%)... Nhóm chứng khoán sắc đỏ bao phủ với VIX (-2,2%), BSI (-2,71%), VND (-1,7%), FTS (-1,6%)...kết hợp cùng SHS (+0,65%), DSC (+3,7%)...

Ảnh chụp Màn hình 2024-08-14 lúc 19.02.33.png
Diễn biến chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Theo dõi chặt chẽ vùng hỗ trợ 1.220 điểm

Chứng khoán Asean

Thị trường cho thấy sự phân hóa rõ rệt khi nhóm ngành hàng tiêu dùng và viễn thông có sự tăng trưởng nhẹ, trong khi các nhóm ngành khác như tài chính và công nghệ thông tin lại suy yếu.

Thanh khoản duy trì ở mức thấp với khối lượng giao dịch chỉ đạt hơn 443 triệu cổ phiếu, cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư nhưng cũng đồng thời cho thấy áp lực cung ở mức cạn kiệt.

Nhà đầu tư nên theo dõi chặt chẽ vùng hỗ trợ 1.220 điểm, và cân nhắc gia tăng tỷ trọng cổ phiếu khi có tín hiệu tích cực hơn từ dòng tiền.

Bước vào vùng 2 phe mua và bán cân bằng

Chứng khoán Tiên phong (TPS)

TPS nhận định thêm một cây nến cho thấy sự lưỡng lự của VN-Index khi thanh khoản giảm nhẹ kèm hình thái nến doji. Phần nào thị trường đang bước vào vùng 2 phe mua và bán cân bằng nhau ngay vùng hỗ trợ 1.220 - 1.240 điểm.

2 phiên cuối tuần sẽ mang tính quyết định để nhà đầu tư nhận ra được phe mua hay bán thắng cuộc, nếu giá biến động kèm thanh khoản tăng thì xu hướng của cây nến tuần sẽ quyết định xu hướng của VN-Index trong ngắn và trung hạn.

Nhà đầu tư chấp nhận rủi ro có thể giải ngân trong vùng hỗ trợ 1.220 - 1.240 điểm này và có thể gia tăng tỷ trọng nếu VN-Index có thể vượt được 1.240 điểm với thanh khoản lớn.

Tiềm ẩn rủi ro đảo chiều

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

KBSV đánh giá phản ứng bán đã trở nên quyết liệt hơn khi chỉ số chạm đường MA20 ngày. Bên cạnh đó, thiếu vắng đi lực cầu mua đuổi giá cao, đà tăng của một số cổ phiếu trụ chỉ giúp VN-Index giữ được nhịp, tránh 1 phiên giảm sâu.

Với việc tâm lý thị trường phần nào còn đang thận trọng vào đà hồi phục lần này, khả năng gia tăng lượng cung giá cao vẫn đang tiềm ẩn rủi ro đảo chiều cho chỉ số quanh ngưỡng kháng cự gần.

Không gia tăng tỷ trọng cổ phiếu hay sử dụng margin trong giai đoạn này

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Diễn biến của VN-Index không có nhiều thay đổi so với phiên hôm qua và giữ vững ở mốc 1.230 điểm.

Chúng tôi vẫn giữ quan điểm về việc nhà đầu tư nên ưu tiên lướt sóng ngắn hạn tại thời điểm này trên cơ sở chọn lọc các cổ phiếu đang vận động xung quanh được nền tích lũy chặt chẽ như đã đề cập trong các khuyến nghị gần đây.

Thị trường vẫn chưa ghi nhận diễn biến khởi sắc hơn hoặc xác nhận xu hướng mới. Do đó, nhà đầu tư cũng chưa nên vội vàng gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục hay sử dụng margin trong giai đoạn này.

Chốt lời một phần khi VN-Index tiến tới ngưỡng 1.250 điểm

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

Trên biểu đồ kỹ thuật, chỉ số VN-Index có phiên đi ngang thứ hai liên tiếp và chạm lại đường trung bình MA20 trong phiên hôm nay. Dải Bollinger Band có dấu hiệu co lại, các chỉ báo RSI, MACD vẫn duy trì tín hiệu tích cực.

Với diễn biến hiện tại nhiều khả năng thị trường sẽ tích lũy lại, giao dịch giằng co sideway và chờ đợi các tín hiệu rõ ràng hơn từ dòng tiền. Chúng tôi vẫn giữ kỳ vọng nhịp hồi kỹ thuật sẽ kéo VN-Index tiến tới mốc 1.250 điểm trong các phiên của tuần tới, nhà đầu tư có thể căn chốt lời một phần danh mục khi VN-Index tiến tới ngưỡng kháng cự kỳ vọng trên.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bất động sản phía Nam đầy hứa hẹn

Bất động sản phía Nam đầy hứa hẹn

Vùng quanh TP.HCM đang nổi lên như một “thỏi nam châm” đầu tư bất động sản nhờ sự phát triển đồng bộ về hạ tầng, quy hoạch rõ ràng và dòng vốn FDI lớn…