Không thừa nhận số vốn góp hơn 3.500 tỷ đồng của Saigon Co.op

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM vừa ra quyết định hủy bỏ 4 nội dung đăng ký thay đổi lần thứ 34 của Saigon Co.op, trong đó không thừa nhận số vốn góp 3.597 tỷ đồng.
Không thừa nhận số vốn góp hơn 3.500 tỷ đồng của Saigon Co.op

Cụ thể, Sở Kế hoạch và Đầu tư không thừa nhận số vốn góp tăng thêm tương đương hơn 3.597 tỷ đồng từ các hợp tác xã thành viên của Saigon Co.op và khôi phục giấy chứng nhận số 251839 ngày 8/5/2015. Lý do là doanh nghiệp khai báo thông tin chưa chính xác.

Quyết định này của Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đồng nghĩa là khôi phục giấy đăng ký kinh doanh lần thứ 33 của Saigon Co.op với vốn điều lệ như cũ là 3.200 tỷ đồng.

Xác nhận thông tin này, lãnh đạo Saigon Co.op cho biết, số vốn góp trên được đăng ký trước đó nhưng doanh nghiệp hiện vẫn chưa đưa vào sử dụng nên không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Trước đó, ngày 27/7, Thanh tra TP.HCM công bố kết luận việc chấp hành quy định pháp luật tại Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP. HCM (Saigon Co.op), trong đó, có sai phạm lớn liên quan đến việc tăng vốn điều lệ từ 3.180 tỷ đồng lên gần 6.800 tỷ đồng.

Theo hồ sơ công bố của Thanh tra TP.HCM, ngày 30/1, Đại hội thành viên bất thường Saigon Co.op có nghị quyết thống nhất tăng vốn điều lệ từ 3.200 tỷ đồng lên hơn 6.797 tỷ đồng, theo phương án huy động vốn từ các thành viên. Có 20/26 Hợp tác xã thành viên góp vốn với tổng số tiền hơn 3.597 tỷ đồng. Đơn vị góp nhiều nhất hơn 952 tỷ đồng và đơn vị ít nhất là 50 triệu đồng.

Tuy nhiên, qua kiểm tra  các hợp tác xã góp vốn đều có kết quả kinh doanh không hiệu quả nhưng đã huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Điều này được cho là hoạt động góp vốn trái với quy tắc hoạt động của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Đồng thời cũng cho thấy nếu không làm rõ được nguồn vốn tăng lên, Saigon Co.op sẽ bị chi phối bởi các tổ chức, cá nhân bên ngoài và không giữ được nguyên tắc tổ chức, hoạt động. Thanh tra thành phố cũng nhận định có dấu hiệu thâu tóm, chiếm đoạt vốn, tài sản của Saigon Co.op được hình thành từ khi thành lập đến nay, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản chung (tài sản không chia) và tài sản của Nhà nước.

Trong một diễn biến mới đây, Hội đồng quản trị (HĐQT) Saigon Co.op vừa có văn bản gửi Thường trực Thành ủy và Thường trực UBND TP.HCM về việc triển khai thực hiện kết luận thanh tra và kiến nghị tổ chức Đại hội thành viên bất thường của đơn vị này để giải quyết những vấn đề về quyết định bãi nhiệm thành viên HĐQT.

Cụ thể, đại hội thành viên thường niên năm 2020 của Saigon Co.op (ngày 24/7) đã thống nhất bãi nhiệm tư cách thành viên HĐQT đối với ông Nguyễn Anh Đức. Như vậy theo luật, kể từ ngày 24/7, ông Đức đã bị bãi nhiệm thành viên HĐQT Saigon Co.op.

Tuy nhiên, theo thông báo của Văn phòng UBND TP chỉ đạo không công nhận nghị quyết của Đại hội thành viên Saigon Co.op. "Điều này tạo nên tình thế khó khăn pháp lý, có thể gây ra những rủi ro cho Saigon Co.op trong các hoạt động ký kết hợp đồng kinh tế với đối tác, nhà cung cấp...", văn bản nêu.

Để giải quyết tình trạng trên, tại phiên họp HĐQT ngày 30/7, chủ tịch HĐQT đã kết luận về việc sẽ báo cáo và xin ý kiến lãnh đạo thành phố cho phép triệu tập Đại hội thành viên bất thường cùng với sự tham dự và định hướng của lãnh đạo Thành ủy, UBND TP để quyết định những nội dung liên quan đến quyết nghị bãi nhiệm.

Trong thời gian chờ triệu tập Đại hội thành viên bất thường, ông Nguyễn Anh Đức vẫn giữ chức vụ tổng giám đốc Saigon Co.op, tiếp tục chỉ đạo điều hành các công việc nội bộ và ký các văn bản xử lý những công việc liên quan đến các cơ quan thuộc hệ thống công quyền của Nhà nước (trừ những văn bản, hồ sơ mang tính pháp lý hoạt động kinh tế của Saigon Co.op).

Có thể bạn quan tâm

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

Chỉ trong chưa đầy hai tuần kể từ khi VPBank công bố mời nhóm nhạc Hàn Quốc G-Dragon và nữ ca sĩ CL, cựu trưởng nhóm 2NE1 đến Việt Nam biểu diễn, giá cổ phiếu ngân hàng này đã bật tăng mạnh, kéo vốn hóa thị trường vọt thêm hơn 7.000 tỷ đồng...

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong ngày giao dịch đầu tuần khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm quốc gia do gánh nặng nợ công khổng lồ…

VN-Index hướng tới mốc 1.300 điểm, song tăng giữa những nhịp rung lắc

Áp lực bán gia tăng, VN-Index có thể về sát vùng giằng co 1.280 điểm

Sau chuỗi tăng mạnh đầy hưng phấn, thị trường chứng khoán mở cửa tuần mới trong tâm lý dè dặt và áp lực chốt lời lộ rõ, các công ty chứng khoán nhận định vùng 1.280 điểm tiếp tục được kỳ vọng là điểm tựa cân bằng cho VN-Index trong những phiên giằng co sắp tới...