Kiểm toán nói gì về những khoản nợ tiềm tàng của EVN?

Theo báo cáo tài chính hợp nhất 2022 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã được Deloitte kiểm toán, EVN lỗ ròng gần 22.256 tỷ đồng. Ngoài ra, EVN còn bị kiểm toán nêu ý kiến ngoại trừ…
Kiểm toán nói gì về những khoản nợ tiềm tàng của EVN?

Về kết quả kinh doanh, theo số liệu trong báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), doanh thu thuần cả năm đạt 463.000 tỷ đồng, tăng 8,65% so với doanh thu 426.147 tỷ đồng đạt được năm 2021. Trong đó, doanh thu bán điện chiếm đến gần 98,6%.

Doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng của giá vốn bán hàng còn nhiều hơn với mức tăng 16,6% so với cùng kỳ và dừng lại ở mức 452.420 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận thuần về bán hàng giảm về mức gần 10.580 tỷ đồng, thấp hơn 62% so với cùng kỳ.

Tương tự, hoạt động tài chính cũng có sự giảm sút rõ rệt. Trong đó, doanh thu hoạt động tài chính cũng giảm hơn 50%, xuống còn 7.382 tỷ đồng. Điều này chủ yếu xuất phát từ việc lãi chênh lệch tỷ giá giảm từ 10.446 tỷ đồng của năm 2021 xuống còn 3.442 tỷ đồng. Doanh thu giảm nhưng chi phí tài chính lại vọt thêm 24% lên mức 18.192 tỷ đồng, do lỗ chênh lệch tỷ giá tăng lên gần 4 lần lên 3.671 tỷ đồng.

Như vậy, sau khi khấu trừ các chi phí và thuế, EVN ghi nhận khoản lỗ sau thuế 20.747 tỷ đồng. Mức lỗ của năm 2022 trái ngược hẳn với khoản lãi 14.725 tỷ đồng của năm 2021. Riêng công ty mẹ EVN lỗ ròng 22.256 tỷ đồng trong năm 2022.

Lợi nhuận sau thuế của tập đoàn điện lực EVN
Lợi nhuận sau thuế của EVN qua các năm (đơn vị: tỷ đồng)

Về tình hình tài chính, tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của EVN là 666.165 tỷ đồng, giảm 5,6% tương đương giảm 39.238 tỷ đồng  so với đầu năm. Cụ thể, tiền và tương đương tiền đến hết năm 2022 còn 38.641 tỷ đồng thấp hơn 1.085 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

Tổng nợ phải trả của EVN 440.814 tỷ đồng, giảm gần 16.677 tỷ đồng so với đầu kỳ. Trong số đó vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 47.587 tỷ đồng và vay nợ thuê tài chính dài hạn 276.678 tỷ đồng. Tổng nợ tài chính ngắn và dài hạn chiếm 73,6% tổng nợ phải trả.

Đáng chú ý, Deloitte đã đưa ra ý kiến ngoại trừ trong báo cáo tài chính của EVN. Nguyên nhân do báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 1 (PECC1 - công ty con của tập đoàn) đã được hợp nhất vào báo cáo tài chính của EVN, trong khi tổ chức kiểm toán không thể thu thập được các tài liệu thích hợp về số liệu của PECC1, cũng như không thực hiện được các thủ tục thay thế đối với Báo cáo tài chính PECC1 cho năm 2021. Do vậy, Deloitte phải đưa ra ý kiến ngoại trừ với Báo cáo chính hợp nhất năm 2021 của EVN.

Tương tự, Deloitte cũng không thể thu thập đủ tài liệu thích hợp về số liệu của PECC1 cho năm 2022, và không xác định được ảnh hưởng từ vấn đề ngoại trừ năm 2021 đến báo cáo tài chính năm 2022, do đó chưa thể xác định có cần thiết phải điều chỉnh các số liệu liên quan hay không.

Thêm vào đó, kiểm toán cũng dảnh riêng một mục để nhắc đến các khoản công nợ tiềm tàng của EVN.

Thứ nhất là dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận: Dự án đã có Nghị quyết số 31/2016/QH14 của Quốc hội về việc dừng thực hiện chủ trương đầu tư. Tại ngày lập báo cáo tài chính, tập đoàn đang chờ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phương án xử lý tài chính đối với dự án này.

Thứ hai là tiền thuê đất của hệ thống đường dây truyền tải: Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ tại thông báo số 296/TB-VPCP ngày 3/11/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc thu tiền thuê đất của hệ thống đường dây truyền tải điện, Cục quản lý Công sản thuộc Bộ Tài chính đã gửi văn bản hướng dẫn việc thu tiền thuê đất đối với hệ thống đường dây tải điện và đề nghị tập đoàn phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương theo đúng quy định của pháp luật và trách nhiệm được giao.

Trong năm, EVN đã được thông báo của một số cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương và tạm nộp chi phí này. Tuy nhiên, còn chưa nhận được ý kiến của cơ quan chức năng tại địa phương còn lại. Theo đó, chưa xác định được giá trị đáng tin cậy của toàn bộ chi phí thuê đất đối với hệ thống đường dây tải điện.

Thứ ba là về các khoản chi phí vận chuyển, thu gom khí: Tại mỏ Thiên Ưng - Đại Hùng, EVN đang ghi nhận chi phí này thông qua hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 (giai đoạn 1) vào giá thành điện theo đơn giá tạm tính được xác định tại xác định tại công văn số 57/TTg-KTN Thủ tướng ban hành ngày 8/1/2016 về cước phí vận chuyển, thu gom khí Thiên Ưng - Đại Hùng và được áp dụng từ năm 2015 và các văn bản làm việc giữa Tổng Công ty khí Việt Nam và EVN.

Giá cước phí vận chuyển, thu gom khí này sẽ được điều chỉnh lại theo giá trị quyết toán công trình của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại ngày lập báo cáo tài chính, EVN chưa nhận được thông tin về việc phê duyệt chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do đó chi phí mua điện có thể phải điều chỉnh do thay đổi cước phí vận chuyển khí.

Tương tự, với chi phí thu gom, vận chuyển và phân phối khí mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt thông qua hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 (giai đoạn 2); chi phí vận chuyển khí của đoạn đường ống dẫn khí Phú Mỹ - thành phố Hồ Chí Minh; chi phí vận chuyển khí của nhà máy điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2.

Xem thêm

Bị EVN nợ 13.000 tỷ đồng, PV Power than gặp khó

Bị EVN nợ 13.000 tỷ đồng, PV Power than gặp khó

Tại cuộc họp với Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đã cho biết về những khó khăn và thách thức đang phải đối mặt...

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...