Kiến trúc xanh: Từ bản vẽ đến hiện thực

Trên thị trường địa ốc Hà Nội, hàng loạt dự án ra đời, ồ ạt khoác lên mình chiếc áo mang tên “kiến trúc xanh”. Giới kiến trúc sư cho rằng, thực tế, những công trình ứng dụng ngôn ngữ kiến trúc xanh đúng nghĩa thực tế lại chỉ “đếm trên đầu ngón tay”.

Kiến trúc xanh: Xu hướng thiết kế tất yếu của công trình cao tầng

Manh nha xuất hiện cùng với sự ấm lại của thị trường bất động sản từ năm 2014, thuật ngữ “kiến trúc xanh” giờ đây đã trở thành “từ khoá” quen thuộc của giới kiến trúc sư, doanh nghiệp địa ốc. Định nghĩa kiến trúc xanh ra đời và ngày càng được xác định rõ nét hơn trên nhiều khía cạnh dựa trên sự cấp thiết của các yếu tố giúp cân bằng cuộc sống trong những toà nhà cao tầng.

PGS.TS Hoàng Mạnh Nguyên - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển đô thị xanh Việt Nam, người đã dành nhiều năm nghiên cứu về kiến trúc xanh nhận định, đó là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hoá hiện nay, nhất là khi áp lực từ sự biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng và dịch bệnh. Kiến trúc xanh đang trở thành xu hướng phát triển bền vững của nhiều quốc gia không chỉ trong các công trình xây dựng mà cả quy hoạch đô thị.

Nhìn từ góc độ phong thuỷ, ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng viện nghiên cứu thị trường bất động sản Việt Nam cũng cho rằng, nhà chung cư trước đó mới chỉ tựu trung cho ba yếu tố chính là Thổ (gạch xây, mái đổ xi măng…), Hỏa (bếp đun, hệ thống thắp sáng) và Kim (thiết bị điện) mà thiếu đi Thuỷ và Mộc. Khi xã hội phát triển, nhu cầu con người càng cao, những cư dân đòi hỏi một môi trường sống thân thiện, nhân văn, nơi con người giải toả được áp lực.

“Sự phát triển của các khu chung cư trong những năm gần đây đang theo xu hướng này, với sự bổ sung hai yếu tố cốt lõi trong phong thủy là Thủy và Mộc, trở thành hình mẫu đô thị trong tương lai: Đó chính là Kiến trúc xanh!”- ông Doanh nhận định.

Kiến trúc xanh được ứng dụng vào các công trình được xem như một giải pháp sống bền vững (Ảnh minh họa: dự án The Van Phu - Victoria)

Kiến trúc xanh được xem như một giải pháp sống bền vững với khả năng bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho con người, tiết kiệm năng lượng một cách tối đa. Mặc dù chi phí để xây dựng các công trình xanh lớn hơn chi phí xây dựng dự án thông thường nhưng thống kê các tổ chức nghiên cứu thị trường bất động sản cho thấy, các dự án ứng dụng kiến trúc xanh đều có tỷ lệ thanh khoản cao. Kiến trúc xanh đã trở thành tiêu chí quan trọng trong quyết định “xuống tiền” của người mua nhà để ở hay đầu tư.

Dự án xanh cần chủ đầu tư có “tâm”

Nhìn vào diễn biến của thị trường bất động sản trong thời gian qua, nhiều dự án địa ốc đã bắt đầu chuyển mình theo hướng kiến trúc xanh. Một số chủ đầu tư tiên phong trong các dự án xanh cần phải nhắc tới là Văn Phú – Invest, Capital House, Tập đoàn Ecopark, …

Song, soi chiếu sâu vào các dự án, giới kiến trúc sư cho rằng, khái niệm “kiến trúc xanh” đang bị “giản lược hoá” tại nhiều dự án địa ốc. Một số dự án quảng cáo là kiến trúc xanh nhưng thực tế mới chỉ đơn thuần là đo lường lượng cây xanh được trồng.

Trong các báo cáo về công trình kiến trúc xanh, Hội Kiến trúc sư Việt Nam khẳng định, kiến trúc xanh không chỉ là trông nhiều cây xanh mà còn phải đáp ứng các tiêu chí về vật liệu thi công tiết kiệm năng lượng, chất lượng công trình, thiết kế không gian sáng tạo, khoa học trong từng căn hộ và toà nhà…

Một trong những KTS thiết kế các dự án của Văn Phú Invest cũng cho rằng, để đưa kiến trúc xanh vào các công trình không phải là con đường dễ dàng, bởi các tiêu chí đặt ra rất khắt khe.  Điều này đòi hỏi chủ đầu tư phải có sự tâm huyết trong kiến tạo không gian sống thực sự cho cộng đồng cư dân. Một công trình xanh sẽ đặt ra yêu cầu về ứng dụng công nghệ tiên tiến và thiết kế tối ưu, từ bản vẽ đến quá trình thực hiện, thi công.

Không gian sinh hoạt cộng đồng tại The Terra - An Hưng

Vị KTS này lấy ví dụ, như The Terra - An Hưng của Văn Phú - Invest là một dự án điển hình ứng dụng ngôn ngữ kiến trúc xanh. Dự án này đã nhận được chứng nhận công trình xanh EDGE cho giai đoạn thiết kế. EDGE là tên viết tắt của Excellence in Design for Greater Eddiciencies, là một sáng kiến của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC. EDGE đưa ra những quy chuẩn, giải pháp xanh và cấp chứng nhận cho các công trình đạt yêu cầu. EDGE giúp xác định các giải pháp đầu tư xanh hiệu quả nhất nhằm mang lại nhiều lợi ích lâu dàu.

Cụ thể, tại The Terra - An Hưng không gian trong từng căn hộ đều tuân theo nguyên tắc thông gió, đón nắng đảm bảo các yếu tố cân bằng, tận dụng nguồn năng lượng thiên nhiên, giúp tăng cường sức khỏe cho cư dân và giảm thiểu tiêu thụ năng lượng trong từng căn hộ. Ngoài ra, mỗi giai đoạn thực hiện dự án phải có sự đánh giá khắt khe theo từng tiêu chí “xanh” liên quan đến vật liệu, nội thất, hệ thống chiếu sáng, xả thải...

Ngoài dự án The Terra – An Hưng, nhà phát triển bất động sản Văn Phú – Invest cho biết, tất cả các dự án khác như The Terra – Hào Nam, Grandeur Palace - Giảng Võ… đều được ứng dụng kiến trúc xanh, bên cạnh hệ thống tiện ích đa dạng, hiện đại. Từng concept sản phẩm đều dựa trên nguyên tắc phù hợp với điều kiện địa hình, khí hậu, hướng đất trong dự án và thị hiếu, đặc tính của từng nhóm đối tượng khách hàng. Đại diện Văn Phú – Invest cho rằng, khi đặt khách hàng làm trọng tâm, doanh nghiệp sẽ có thể tạo ra những những sản phẩm ưng ý nhất, đồng thời đưa dự án trở thành nơi an cư trọn vẹn cho cư dân.

Các chuyên gia dự báo, xu hướng kiến trúc xanh sẽ còn tiếp tục bùng nổ mạnh trong giai đoạn tới khi những thách thức về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường đang gia tăng. Những công trình ứng dụng kiến trúc xanh thực sự không chỉ góp phần kiến tạo bộ mặt không gian đô thị mà còn xây dựng nên những mái ấm đáng sống cho mỗi người.

Có thể bạn quan tâm