Kinh Bắc lên kế hoạch vay 150 tỷ đồng từ công ty con, nhưng lại có kế hoạch chia cổ tức với tỷ lệ là 20%

HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KCB) đã thông qua 2 Nghị quyết liên quan đến việc vay vốn của 2 công ty con là CTCP Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng và CTCP Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang.

Cụ thể, đối với CTCP Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng, Kinh Bắc sẽ bảo lãnh cho khoản vay 320 tỷ đồng của công ty này tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Ngô Quyền.

Mục đích nhằm thanh toán các khoản chi phí đầu tư của dự án Đầu tư nhà xưởng tại khu công nghiệp Quế Võ và khu công nghiệp Quế Võ mở rộng nhằm cho thuê/bán thương mại. Thời hạn bảo lãnh tính từ ngày 15/12/2022 đến khi CTCP Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng hoàn tất nghĩa vụ thanh toán nợ cho phía ngân hàng Công Thương Việt Nam.

Còn với CTCP Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang, khu công nghiệp sẽ vay tín chấp từ công ty này số tiền 150 tỷ đồng trong thời hạn 2 năm, với lãi suất thỏa thuận. Tiền lãi sẽ được thanh toán 1 lần khi tất toán các khoản vay. Mục đích vay nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Kinh Bắc

Ngoài ra, Kinh Bắc (KBC) cũng lên kế hoạch muốn mua lại 100 triệu cổ phiếu giảm vốn điều lệ, hủy kế hoạch phát hành riêng lẻ 150 triệu cổ phiếu trước đó.

Đáng chú ý, mới đây nhất, Kinh Bắc cũng lên kế hoạch cho năm 2023 với doanh thu hợp nhất là 9.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 4.000 tỷ đồng.

Đồng thời, chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền cho cổ đông với tỷ lệ là 20% (1 cổ phiếu nhận được 2.000 đồng). Kinh Bắc có thể chi trả hoặc tạm ứng cho cổ đông thành một đợt hoặc nhiều đợt trong năm.

Kinh Bắc cho biết, nguồn vốn thực hiện trả cổ tức cho cổ đông được xác định căn cứ vào nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến 31/12/2022 của công ty.

Tuy nhiên, không rõ Kinh Bắc có thực hiện được dự định của mình hay không, khi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này có vẻ không mấy khả quan.

Theo kết quả báo cáo tài chính Quý I/2022 cho thấy, Quý I/2022, Kinh Bắc lãi sau thuế 480 tỷ đồng, nhưng đến quý II lỗ âm tới 365 tỷ đồng. Đồng thời, là doanh nghiệp giảm lãi sau soát xét lớn nhất thị trường.

Và cho dù quý III/2022, lãi sau thuế nhảy vọt lên tận 1.918 tỷ đồng, nhưng lãi này hầu hết lại từ góp vốn vào công ty con, doanh nghiệp liên kết. Trong khi, doanh thu bán hàng của Kinh Bắc chỉ đạt 203 tỷ đồng và âm lợi nhuận tài chính lên tới 57 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm