9 tháng qua, Kinh Bắc lãi lớn gần 2.210 tỷ đồng từ công ty liên kết

Tổng Công ty Cổ phần Kinh Bắc (KBC) vừa công bố BTCT hợp nhất soát xét 9 tháng năm 2022 với nhiều điểm đáng chú ý.
9 tháng qua, Kinh Bắc lãi lớn gần 2.210 tỷ đồng từ công ty liên kết

Theo báo cáo này, Kinh Bắc (KBC) cho biết, công ty ghi nhận lãi lớn từ các công ty liên doanh liên kết với mức thu đột biến lên gần 2.210 tỷ đồng. 

Hiện, Kinh Bắc (KBC) có các công ty liên kết với tỷ lệ lợi ích lần lượt gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư Sài gòn - Đà Nẵng với 48%; Công ty CP đầu tư KCN Minh Xuân 2 với 20,2%; Công ty CP KCn Sài gòn - Nhơn Hội với 35,35%; Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn với 21,48%; Công ty TNHH Saigontel Long An với 21,63%; Công ty Cổ phần Scanviwood với 34%. 

Đáng nói, phần lãi lớn này chủ yếu đến từ CTCP Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng với lợi nhuận đến hơn 2.266 tỷ đồng (theo giá trị sổ sách) tại kỳ hạch toán 9 tháng 2022. 

Qua 9 tháng, tổng giá trị đầu tư vào các công ty liên kết của Kinh Bắc tăng mạnh lên hơn 3.790 tỷ đồng (gấp 2,6 lần đầu năm) do ghi nhận 2.267 tỷ đồng từ CTCP Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng.

CTCP Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng (SDN) là doanh nghiệp có liên quan đến ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc. Cụ thể, Sài Gòn Đà Nẵng được giới thiệu là thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest Group - SGI) - doanh nghiệp do ông Tâm làm Chủ tịch HĐQT từ năm 2006. Ông Tâm cũng từng là Tổng Giám đốc Sài Gòn Đà Nẵng từ năm 2005, sau đó giữ chức Chủ tịch HĐQT tại doanh nghiệp này đến giữa năm 2014. 

Tuy nhiên, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Kinh Bắc cho thấy, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ghi nhận âm hơn 936 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm (cùng kỳ âm hơn 33 tỷ đồng). Nguyên nhân chủ yếu là tăng các khoản phải thu và tồn kho.

Tồn kho của Kinh Bắc ghi nhận gần 11.980 tỷ đồng, tương đương 36% tổng giá trị tài sản. Giá trị này bao gồm tiền sử dụng đất, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phí lãi vay vốn hóa (191 tỷ đồng) và các chi phí khác phát sinh trong quá trình thực hiện các khu công nghiệp, các dự án bất động sản do Kinh Bắc phát triển để bán. Phần lớn hàng tồn kho được doanh nghiệp sử dụng để thế chấp cho các khoản vay dài hạn.

Khu công nghiệp và khu đô thị Tràng Cát là dự án chiếm giá trị lớn nhất trong danh mục tồn kho của Kinh Bắc với gần 7.700 tỷ đồng, kế đến là Khu công nghiệp Tân Phú Trung (1.143 tỷ đồng), Khu đô thị Phúc Ninh (1.105 tỷ đồng),…

Xem thêm

Kinh Bắc (KBC) đặt mục tiêu lãi 4.500 tỷ trong năm 2022

Kinh Bắc (KBC) đặt mục tiêu lãi 4.500 tỷ trong năm 2022

Lợi nhuận hợp nhất sau thuế năm 2021 của Kinh Bắc dự kiến đạt 900 tỷ đồng, bằng 281,4% so với năm 2020, bằng 45% so với kế hoạch. Năm 2022, Kinh Bắc đặt mục tiêu đạt 9.800 tỷ đồng doanh thu và 4.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Kinh Bắc, Shinec tài trợ kinh phí lập quy hoạch 3 KCN tại Hậu Giang

Kinh Bắc, Shinec tài trợ kinh phí lập quy hoạch 3 KCN tại Hậu Giang

Đô thị Kinh Bắc tài trợ kinh phí lập đồ án quy hoạch phân khu xây dựng KN Sông Hậu giai đoạn 2 (quy mô khoảng 220ha) và KCN Sông Hậu giai đoạn 3 (quy mô khoảng 205ha), CTCP Shinec sẽ tài trợ kinh phí lập đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 KCN Đông Phú giai đoạn 2 (quy mô khoảng 234ha).

Có thể bạn quan tâm

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index vừa hoàn tất kỳ đánh giá quý 1/2025, loại bỏ DIG và bổ sung VPI vào danh mục của Fubon ETF. Sự thay đổi này phản ánh chiến lược điều chỉnh của các quỹ ETF ngoại, ảnh hưởng đến dòng vốn và xu hướng thị trường...

Ủy ban Chứng khoán “tuýt còi” chứng khoán Everest

Ủy ban Chứng khoán “tuýt còi” chứng khoán Everest

Chứng khoán Everest bị xử phạt hơn 177 triệu đồng do vi phạm trong lưu trữ hồ sơ và báo cáo tài chính, trong khi kết quả kinh doanh năm 2024 sụt giảm mạnh. Cổ phiếu EVS lao dốc, công ty lên kế hoạch tái cấu trúc nhưng tương lai vẫn bất định...

Xu hướng tăng giá ngắn hạn của VN-Index sẽ tiếp tục được củng cố

Xu hướng tăng giá ngắn hạn của VN-Index sẽ tiếp tục được củng cố

VN-Index mở đầu tuần tích cực, tăng 8,44 điểm lên 1.330,32 điểm nhờ nhóm vốn hóa lớn và ngân hàng, dù thị trường phân hóa với nhiều mã bất động sản giảm. Xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì đà tăng, với kỳ vọng kiểm định các mốc kháng cự 1.340 - 1.350 điểm, trong khi phái sinh kỳ vọng vượt 1.395 điểm...

VN-Index đối mặt ngưỡng kháng cự quan trọng

VN-Index đối mặt ngưỡng kháng cự quan trọng

VN-Index đối mặt áp lực bán mạnh sau chuỗi tăng dài, kiểm định vùng kháng cự quan trọng. Thị trường phân hóa, một số nhóm cổ phiếu hấp dẫn trở lại, nhà đầu tư cần chọn lọc kỹ lưỡng...

“Binh pháp” thoát vây, vượt bão của các ông lớn ngành thép năm 2025

“Binh pháp” thoát vây, vượt bão của các ông lớn ngành thép năm 2025

Các doanh nghiệp thép lớn Việt Nam bước vào năm 2025 với tâm thế phòng thủ, đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng trước áp lực cạnh tranh và thị trường bấp bênh. Dù kỳ vọng phục hồi, nhưng rào cản thương mại, giá nguyên liệu biến động và nhu cầu suy yếu vẫn là thách thức lớn cho toàn ngành...