Kinh Bắc bổ sung 1,1 triệu cổ phiếu nhằm đảm bảo cho lô trái phiếu mệnh giá 1.000 tỷ đồng

Tổng CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) vừa có báo cáo về việc trái chủ của KBC đã thông qua việc bổ sung tài sản bảo đảm cho trái phiếu KBCH2123002 của công ty. Theo đó, trái chủ đồng ý với việc bổ sung tài sản bảo đảm là 1,1 triệu cổ phiếu phổ thông của CTCP Khu công nghiệp Sài Gòn – Bắc Giang.

KBC phải đảm bảo tổng giá trị của tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu KBC và tài sản bảo đảm là tiền mặt/hợp đồng tiền gửi/chứng chỉ tiền gửi tối thiểu bằng 60% giá trị tài sản bảo đảm tối thiểu (ứng với 160% tổng giá trị mệnh giá trái phiếu đang lưu hành).

Theo Tổng CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc, việc bổ sung tài sản bảo đảm như trên không gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ gốc, lãi trái phiếu đã phát hành.

KBC nắm 92,5% tỷ lệ lợi ích tại CTCP Khu công nghiệp Sài Gòn – Bắc Giang (SBG). Theo báo cáo thường niên 2021 của KBC, SBG có vốn điều lệ 220 tỷ đồng. SBG là chủ đầu tư khu công nghiệp Quang Châu tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; có tổng diện tích 426 ha, tổng diện tích đất thương phẩm là 303,7 ha, đã lấp đầy 96,8%, diện tích đất thương phẩm còn lại 9,77 ha, diện tích đất còn phải đền bù hơn 13,5 ha.

 bổ sung 1,1 triệu cổ phiếu
Kinh Bắc bổ sung 1,1 triệu cổ phiếu nhằm đảm bảo cho lô trái phiếu mệnh giá 1.000 tỷ đồng

Tại ngày 31/12/2021, tài sản của SBG đạt 3.281 tỷ đồng. Năm 2021, công ty đạt doanh thu 1.870 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 1.040 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính soát xét 9 tháng đầu năm 2022, Kinh Bắc có 5.749 tỷ đồng nợ vay tài chính. Trong đó, nợ vay ngắn hạn tăng mạnh từ 1.248 tỷ đồng hồi đầu năm lên 3.625 tỷ đồng. Ngược lại, nợ vay dài hạn giảm từ 4.600 tỷ đồng xuống còn 2.124 tỷ đồng.

Đối với nợ trái phiếu, trong 9 tháng, công ty đã phát sinh thêm hơn 2.900 tỷ đồng nợ trái phiếu ngắn hạn. Đây là số trái phiếu dài hạn đến hạn trả. Cộng thêm 1.000 tỷ đồng trái phiếu dài hạn, KBC đang có 3.846 tỷ đồng nợ trái phiếu (trừ chi phí phát hành).

Cổ phiếu KBC trên thị trường chứng khoán phục hồi tốt từ phiên 10/11 đến nay. Từ vùng giá 14.000 đồng – thấp nhất kể từ tháng 12/2020, mã này đã về lại mức giá 17.700 đồng (kết phiên 25/11). Tuy nhiên so với mức đỉnh 46.000 đồng hồi đầu năm 2022, KBC đã giảm 62% giá trị.

Xem thêm

8 dự án giao thông lớn chậm tiến độ

8 dự án giao thông lớn chậm tiến độ

Theo Bộ Giao thông Vận tải, tính đến thời điểm hiện tại, có 8 dự án giao thông lớn vẫn chưa đáp ứng tiến độ giải ngân và tiến độ thi công. Trong đó, có tới 5 dự án do địa phương làm chủ đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

Sau BCG, đến lượt cổ phiếu "Tiên phong" gánh hạn

Sau BCG, đến lượt cổ phiếu "Tiên phong" gánh hạn

Khủng hoảng trái phiếu doanh nghiệp đã kích hoạt hiệu ứng domino, khiến cổ phiếu TPB và ORS lao dốc do loạt thông tin tiêu cực về Helios, Bamboo Capital và R&H Group, những tổ chức có liên hệ chặt chẽ với nhau...

Nỗi lo suy thoái bao trùm Phố Wall

Chứng khoán Mỹ tràn sắc xanh sau cuộc họp Fed

Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào thứ Tư sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất. Cả Fed và Phố Wall đều đang theo dõi tác động từ các chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với nền kinh tế và lạm phát…

Cổ phiếu Hoa Sen lao dốc sau lời tự vấn của Chủ tịch Vũ

Cổ phiếu Hoa Sen lao dốc sau lời tự vấn của Chủ tịch Vũ

Cổ phiếu HSG giảm mạnh sau phát biểu của Chủ tịch Lê Phước Vũ, gây hoang mang cho nhà đầu tư, dù ông khẳng định Hoa Sen vẫn vững vàng. Tình huống này gợi nhớ cú sốc của Hòa Phát khi Chủ tịch Trần Đình Long tuyên bố về khó khăn ngành thép, khiến cổ phiếu HPG lao dốc...

Doanh nghiệp dệt may, bất động sản khu công nghiệp, thủy sản hưởng lợi trước "bão" thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp dệt may, bất động sản khu công nghiệp, thủy sản hưởng lợi trước "bão" thuế quan Mỹ

Chứng khoán TPS cho rằng 3 nhóm ngành dệt may, bất động sản khu công nghiệp, thủy sản sẽ hưởng lợi lớn nhất từ chính sách thuế quan thay đổi của Mỹ, đây là các ngành được hỗ trợ tăng trưởng cả về sản lượng và giá bán, đồng thời khoảng trống lớn để mở rộng thị phần tại Mỹ...

Sóng tăng suy yếu, rủi ro ngắn hạn gia tăng

Sóng tăng suy yếu, rủi ro ngắn hạn gia tăng

VN-Index mở cửa tăng nhưng chịu áp lực bán, kết phiên giảm 5,29 điểm xuống 1.330,9 điểm, trong khi VN30 giảm 6,26 điểm về 1.388 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục suy yếu, khối ngoại bán ròng 434,9 tỷ đồng, rủi ro điều chỉnh ngắn hạn gia tăng khi VN-Index tiệm cận vùng kháng cự mạnh...

Chứng khoán Mỹ “xanh sàn”, giá dầu bật tăng

Chứng khoán Mỹ “xanh sàn”, giá dầu bật tăng

Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm ở phiên thứ hai liên tiếp khi các nhà đầu tư chủ động mua vào sau đợt giảm kéo dài 4 tuần của Nasdaq và S&P 500. Đồng thời, họ cũng xem xét các dữ liệu kinh tế mới nhất để đánh giá tác động từ chính sách của chính quyền Trump…

Xu hướng tăng vẫn duy trì nhưng sẽ rung lắc tại vùng giá cao

Xu hướng tăng vẫn duy trì nhưng sẽ rung lắc tại vùng giá cao

Thị trường tiếp tục tăng điểm nhưng động lực suy yếu, VN-Index hướng đến vùng 1.350 điểm trong bối cảnh phân hóa mạnh, dòng tiền tập trung vào nhóm bất động sản và ngân hàng. Nhà đầu tư thận trọng tại vùng giá cao, duy trì tỷ trọng hợp lý và chờ điểm vào mới...