Lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất tháng 10/2024?

Qua so sánh, mức lãi suất huy động cao nhất áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn 6 tháng trong tháng này là 5,55%/năm…

Lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất tháng 10/2024?

Khảo sát biểu lãi suất niêm yết tại các ngân hàng thương mại cho thấy, phạm vi lãi suất huy động đối với kỳ hạn 6 tháng hiện đang được triển khai trong khoảng 2,9 – 5,55%/năm.

Về chi tiết, mức lãi suất huy động cao nhất tại kỳ hạn 6 tháng theo ghi nhận là 5,55%/năm, được triển khai tại ngân hàng CBBank. Tuy nhiên, mức lãi suất này chỉ áp dụng với các khoản tiết kiệm online. Nếu khách hàng gửi tiền tại quầy sẽ nhận được mức lãi suất thấp hơn, chỉ còn 5,4%/năm.

Tiếp theo, ngân hàng NCB ấn định lãi suất 5,45%/năm đối với hình thức Tiết kiệm An Phú. Khách hàng có nhu cầu gửi tiền tại quầy, mức lãi suất được điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm, còn 5,35%/năm.

Trong khi đó, ngân hàng OceanBank ấn định mức lãi suất 5,4%/năm cho kỳ hạn 6 tháng đối với hình thức tiết kiệm online. Trường hợp khách hàng gửi tiền tại quầy sẽ được hưởng mức lãi suất là 5,3%/năm.

Trong tháng này, 5,2%/năm là mức lãi suất huy động được nhiều ngân hàng niêm yết cho kỳ hạn 6 tháng đối với hình thức tiết kiệm online như: BaoViet Bank, Eximbank, KienlongBank, LPBank và VietBank. Khách hàng lựa chọn gửi tiền tại quầy, mức lãi suất BaoViet Bank ấn định là 5%/năm, Eximbank là 4,7%/năm, KienlongBank và VietBank là 4,8%/năm, còn LPBank là 4,2%/năm.

Theo sau là mức lãi suất 5,1%/năm được ngân hàng OCB, BVBank và HDank triển khai cho các khoản tiền gửi kỳ online hạn 6 tháng. Đối với hình thức tiết kiệm truyền thống, OCB, BVBank và HDank ấn định lãi suất thấp hơn, ở mức 5%/năm.

Cùng kỳ hạn gửi tiền, ngân hàng GPBank ấn định lãi suất là 5,05% đối với hình thức tiết kiệm online và 4,4%/năm đối với hình thức tiết kiệm truyền thống.

Thấp hơn một chút, 5% năm là mức lãi suất được triển khai tại các ngân hàng ABBank, Nam A Bank, PGBank và SHB dành cho các khoản tiền gửi kỳ hạn 6 tháng, hình thức gửi tiền trực tuyến. Còn với hình thức tiết kiệm thông thường, mức lãi suất được ấn định là 4,6%/năm (đối với ABBank), 4,7%/năm (đối với Nam A Bank và SHB).

Cùng với đó, ngân hàng Sacombank đang huy động lãi suất đối với các khoản tiền gửi thời hạn 6 tháng ở mức 4,9%/năm trong tháng này. Thấp hơn 0,1 điểm phần trăm là mức lãi suất 4,8%/năm đang được ấn định tại ngân hàng Saigonbank và VietA Bank.

Trong khi đó, ngân hàng TPBank huy động mức lãi suất 4,7%/năm đối với kỳ hạn gửi tiền 6 tháng.

Bước sang tháng mới, một số ngân hàng vẫn ấn định lãi suất ở mức dưới 4,7%/năm như: MSB và VIB (4,6%/năm), PVcomBank (4,5%/năm), ACB (4,2%/năm), MB (4%/năm), SeABank (3,75%/năm), SCB (2,9%/năm)…

Tương tự tháng trước, lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng tại ngân hàng VPBank vẫn được chia thành 5 hạn mức tiền gửi. Trong đó, đối với hình thức gửi tiền trực tuyến hạn mức dưới 1 tỷ đồng, lãi suất được niêm yết ở mức 5%/năm; từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng và từ 3 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng vẫn là 5%/năm; từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng là 5,1%/năm và từ 50 tỷ đồng trở lên là 5,2%/năm, duy trì ổn định so với tháng 9/2024.

Đối với biểu lãi suất tiết kiệm tại quầy tại thời hạn 6 tháng, khách hàng của VPBank sẽ nhận về mức lãi suất thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với mức lãi suất tương ứng trên biểu lãi suất huy động online.

Khảo sát biểu lãi suất tiết kiệm thường của ngân hàng Techcombank kỳ hạn 6 tháng, khách hàng cá nhân và hội viên Inspire sẽ nhận được lãi suất là 4,4%/năm, khách hàng Priority và khách hàng Private sẽ nhận được lãi suất cao hơn, lần lượt ở mức 4,55%/năm và 4,6%/năm. So với tháng 9/2024, mức lãi suất này không có sự thay đổi.

Đối với nhóm ngân hàng quốc doanh, mức lãi suất huy động đối với kỳ hạn 6 tháng tại Agribank, BIDV và VietinBank tiếp tục duy trì ổn định, ở mức 3%/năm trong tháng này.

Trong khi đó, ngân hàng Vietcombank lại áp dụng mức lãi suất tiết kiệm thấp hơn, chỉ 2,9%/năm. So với các ngân hàng thương mại được khảo sát, đây cũng là mức lãi suất tiền gửi thấp nhất cho kỳ hạn 6 tháng.

a75eb2c4-6d12-4c04-af78-1a06dd9a70f7-4264.jpeg

Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tăng trưởng tín dụng tính đến giữa tháng 9 đạt 7,38% so với cuối năm 2023. Trước đó, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đến hết quý 2 đạt 6,1%, nhưng đến cuối tháng 7 chỉ còn tăng 5,66% so với cuối năm 2023. Như vậy, tín dụng đã phục hồi trở lại vào nửa đầu tháng 8.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, trên thị trường, một số ngân hàng đã xuất hiện nhiều đợt điều chỉnh tăng nhưng phần lớn là tăng lãi suất ngắn hạn, còn lãi suất trung và dài hạn vẫn ở mức rất thấp đồng thời lãi suất cho vay vẫn được giữ ở mức thấp theo chủ trương định hướng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân của Ngân hàng Nhà nước.

Trong báo cáo được công bố mới đây, các chuyên gia VNDirect kỳ vọng tốc độ tăng lãi suất huy động sẽ giảm dần về cuối năm, và sẽ chủ yếu được thúc đẩy bởi triển vọng tăng trưởng tín dụng.

Do đó, điều chỉnh dự báo lãi suất huy động bình quân 12 tháng sẽ tăng lên mức 5,2- 5,3% vào cuối năm nay, thấp hơn dự báo 5,3-5,5% trong báo cáo chiến lược giữa năm trước đó. Sự thay đổi dựa trên khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất nhiều hơn dự kiến trước đó. Điều này đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước sẽ có thêm dư địa để điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt hơn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Dịp cận Tết là cơ hội cho các loại hình kinh doanh tiền mới, tiền có seri đẹp, tiền lưu niệm độc lạ để làm lì xì hoặc quà Tết, nhưng những dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng...

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Từ tháng 1/2025, các ngân hàng sẽ chính thức không còn áp dụng Thông tư 02 khi văn bản này hết hiệu lực vào cuối tháng 12/2024, nhiều nghi vấn đặt ra rằng điều này có ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các ngân hàng trong tương lai hay không...