Lâm Đồng: Dừng mua điện, buộc tháo gỡ các hệ thống điện mặt trời không đúng quy định

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành văn bản xử lý vấn đề các doanh nghiệp lắp đặt, hợp tác, cho thuê, bán điện năng lượng mặt trời trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh...
mua điện
Điện mặt trời tại khu công nghiệp Lộc Sơn

Cụ thể, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Công ty Điện lực Lâm Đồng tạm dừng mua điện mặt trời của các doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý tại khu công nghiệp Lộc Sơn.

Công ty Điện lực Lâm Đồng cùng Ban quản lý các khu công nghiệp sẽ rà soát và tạm dừng mua điện đối với các trường hợp chưa thực hiện đầy đủ các quy định về đầu tư, trật tự xây dựng, chưa thực hiện đúng mục tiêu dự án. Sau khi các doanh nghiệp này thực hiện đầy đủ các nội dung nêu trên thì sẽ được xem xét mua điện. 

Riêng các doanh nghiệp cho thuê lại mái nhà để lắp đặt hệ thống điện mặt trời không đúng theo giấy chứng nhận đầu tư bị yêu cầu khẩn trương thanh lý hợp đồng cũng như tháo gỡ các hệ thống điện mặt trời trên mái đã lắp đặt.

Đặc biệt, đối với Công ty Cổ phần Vinasolar Bảo Lộc phải khẩn trương đầu tư hoàn thiện, đưa vào vận hành dự án sản xuất lưới thép và gia công khung kèo thép tiền chế theo giấy chứng nhận đầu tư. Nếu như quá thời gian cam kết mà không hoàn thành dự án thì sẽ căn cứ quy định xem xét thu hồi dự án.

Được biết trước đó từ năm 2021, Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã từng có văn bản số 101/KCN-NV đề nghị Công ty Điện lực Lâm Đồng không đấu nối và mua điện từ mái nhà của toàn bộ dự án Công ty Cổ phần Vinasolar Bảo Lộc tại Khu công nghiệp Lộc Sơn.

Thế nhưng việc mua bán điện vẫn diễn ra, có một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà xưởng, cho các doanh nghiệp khác bên ngoài thuê đầu tư và khai thác điện mặt trời. 

Cụ thể, Công ty Cổ phần công nghệ Xanh Lộc Châu đã hợp tác đầu tư với Công ty Cổ phần INCOM Sài Gòn lắp đặt hệ thống điện trên mái và đấu nối với Công ty Điện lực Lâm Đồng vào tháng 12/2020 quy mô công suất gần 1.000 kWp. Số điện sản xuất được, doanh nghiệp sử dụng sản xuất gạch và phần dư bán cho Công ty Điện lực Lâm Đồng.

Công ty Cổ phần Intimex Bảo Lộc cho doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp là Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Thịnh thuê mái nhà xưởng lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời diện tích khoảng 4.000 m2, quy mô công suất 684 kWp. 

Còn phía Công ty Cổ phần Vinasorlar Bảo Lộc có mục tiêu chính là sản xuất lưới thép, gia công khung kèo thép tiền chế và dự án chậm tiến độ vẫn chưa thực hiện. Nhưng, công ty này đã lắp dựng các tấm năng lượng có công suất khai thác 1.148 kWp trên diện tích khoảng 5.900 m2 mái nhà xưởng và đấu nối với Điện lực Lâm Đồng.

Vinasorlar Bảo Lộc hợp tác với hai công ty chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào khu công nghiệp cũng như chưa được cấp phép lắp dựng các tấm năng lượng mặt trời là: Công ty Cổ phần JINCA Việt Nam và Công ty Cổ phần RESUN Việt Nam.

Hơn nữa, doanh nghiệp này cùng 2 công ty trên hợp tác và đã lắp đặt hoàn thành hệ thống điện trên mái không phép và kí hợp đồng bán điện cho Điện lực Lâm Đồng từ tháng 12/2020.

Ban Quản lý các khu công nghiệp cho biết sẽ rà soát theo quy định để xem xét thu hồi dự án đầu tư của Công ty Cổ phần Vinasolar Bảo Lộc theo quy định của pháp luật.

Xem thêm

Doanh nghiệp tự cứu mình bằng điện mặt trời mái nhà

Doanh nghiệp tự cứu mình bằng điện mặt trời mái nhà

Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, đến năm 2021, thành phố đã lắp đặt được 2.102 hệ thống điện mặt trời mái nhà, công suất 33,82MWp. Sản lượng điện mặt trời mái nhà tăng qua các năm, đến hết năm 2021 đạt gần 19 triệu kWh.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...