Lâm Đồng: Ra văn bản chống mượn danh "hiến đất làm đường" để “phân lô, tách thửa”

Liên quan đến việc “phân lô, tách thửa”, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản gửi các sở ngành, huyện, thành phố về việc triển khai thực hiện Nghị định 02/2002/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ, đảm bảo việc phân lô, tách thửa, chuyển nhượng trên địa bàn tỉnh tuân thủ các quy định về kinh doanh BĐS.
Việc "phân lô, bán nền" đang diễn ra rầm rộ tại tỉnh Lâm Đồng, trong đó 2 điểm nóng nhất là TP.Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm
Việc "phân lô, bán nền" đang diễn ra rầm rộ tại tỉnh Lâm Đồng, trong đó 2 điểm nóng nhất là TP.Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm

Văn bản do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S ký nêu rõ: Việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hiến đất làm đường, phân lô, tách thửa nhằm mục đích kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo các điều kiện:

- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và lập dự án đầu tư trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 02/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản. Đây cũng là yêu cầu được UBND tỉnh đặt ra trong Văn bản số 4911/UBND-ĐC ban hành ngày 05/7 vừa qua;

- Dự án đầu tư kinh doanh bất động sản phải đảm bảo phù hợp với Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở được UBND tỉnh phê duyệt;

- Việc hình thành các tuyến đường giao thông tại khu vực hiến đất làm đường phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định hiện hành có liên quan và phải được cấp phép xây dựng theo quy định.

UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Sở Xây dựng tiếp tục hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các địa phương, đơn vị liên quan triển khai thực hiện đảm bảo hiệu lực, hiệu quả Nghị định số 02/2002/NĐCP và các quy định về kinh doanh bất động sản; Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố kiểm tra, rà soát, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở theo quy định và phù hợp với tình hình thực tế.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án kinh doanh bất động sản theo quy định hiện hành; kịp thời giải quyết hoặc tham mưu đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình lập, thẩm định và tổ chức thực hiện dự án đầu tư kinh doanh bất động sản theo quy định;

Đồng thời, kiểm tra, rà soát tiến độ thực hiện các dự án kinh doanh bất động sản đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, tham mưu đề xuất UBND tỉnh hướng xử lý theo quy định đối với các dự án đầu tư chậm tiến độ thực hiện.

Sở Tài nguyên và Môi trường được yêu cầu tăng cường công tác quản lý đất đai, quản lý việc phân lô, tách thửa trên địa bàn tỉnh; việc phân lô, tách thửa và chuyển mục đích sử dụng đất vừa phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, vừa phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng nhằm khắc phục triệt để tình trạng “phân lô, bán nền” không phù hợp giữa các quy hoạch trong thời gian vừa qua.

Một "dự án" phân lô, bán nền "núp bóng" chiêu thức hiến đất làm đường
Một "dự án" phân lô, bán nền "núp bóng" chiêu thức hiến đất làm đường

UNND tỉnh cũng yêu cầu Sở Tư pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về công chứng, chấp hành nghiêm quy định quản lý trong hoạt động công chứng văn bản liên quan đến hợp đồng kinh doanh bất động sản, chuyển nhượng hợp đồng kinh doanh bất động sản;

Các sở, ngành: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao Thông vận tải, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Lâm Đồng, Cơ quan thuế tiếp tục tập trung thực hiện đảm bảo hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định số 2376/QĐ-UBND ngày 22/9/2021 về việc phê duyệt Đề án “Chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản” trên địa bàn tỉnh và Văn bản số 4791/UBND-ĐC ngày 30/6/2022 về việc xử lý kết quả kiểm tra, rà soát các khu vực hiến đất hình thành đường giao thông để tách thửa trên địa bàn TP.Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.

Đặc biệt, đối với các huyện, thành phố cần tăng cường công tác quản lý, tổ chức thanh tra, kiểm tra và kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm (nếu có).

Đối với các dự án kinh doanh bất động sản chưa có trong Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 và hàng năm thì chủ động kiểm tra, rà soát, báo cáo Sở Xây dựng về nhu cầu phát triển dự án tại địa phương để tổng hợp, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở theo quy định và phù hợp với tình hình thực tế;

Định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, các huyện, thành phố phải tổng hợp về tình hình kinh doanh bất động sản, thị trường bất động sản gửi Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…