Lâm Đồng: Xử phạt 720 triệu đồng đối với 4 công trình thủy điện

UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt tổng số tiền 720 triệu đồng đối với 4 công trình thủy điện trên địa bàn với cùng lỗi chưa nghiệm thu đã vận hành…

Công ty cổ phần thủy điện Trung Nam Krông Nô bị xử phạt 360 triệu đồng do sai phạm từ hai công trình trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Công ty cổ phần thủy điện Trung Nam Krông Nô bị xử phạt 360 triệu đồng do sai phạm từ hai công trình trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành 4 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện đối với 3 công ty hoạt động trong lĩnh vực này.

Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần Năng lượng Lâm Hà, trụ sở chính tại thôn Phúc Lộc, xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà; Công ty TNHH sản xuất thương mại thiết bị điện và cơ khí Nhật Anh, trụ sở chính số 21B/3 Trần Phú, phường 3, thành phố Đà Lạt và Công ty Cổ phần thủy điện Trung Nam Krông Nô, trụ sở chính tại thôn Đạ Nhinh 2, xã Đạ Tông, huyện Đam Rông.

Cụ thể, UBND tỉnh này ra quyết định xử phạt công trình thủy điện Sar Deung 2 của Công ty Cổ phần Năng lượng Lâm Hà, có mã số doanh nghiệp 580133428, do ông Phạm Đăng Khoa làm Giám đốc, kiêm người đại diện pháp luật, bị phạt số tiền 180 triệu đồng.

Công trình thứ hai trong số này bị xử phạt là thủy điện Đa Trou Kea của Công ty TNHH sản xuất thương mại thiết bị điện và cơ khí Nhật Anh, có mã số doanh nghiệp 03101 86509, do Trần Bá Hiệp làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm người đại diện pháp luật, số tiền phạt là 180 triệu đồng.

Trong cùng ngày, UBND tỉnh Lâm Đồng ra hai quyết định xử phạt đối với công trình thủy điện Krông Nô 2 và công trình thủy điện Krông Nô 3 của Công ty cổ phần thủy điện Trung Nam Krông Nô với mức phạt cho mỗi công trình là 180 triệu đồng. Thông tin cho thấy, công ty này có mã số doanh nghiệp 5800595757, do ông Đỗ Văn Kiên làm Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật.

Theo văn bản của UBND tỉnh Lâm Đồng, nguyên nhân của việc xử phạt là do các công ty này đã cùng có hành vi vi phạm: Đưa hạng mục công trình hoặc công trình điện lực vào vận hành, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Hành vi này đã vi phạm quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 6 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 2 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022 của Chính Phủ).

Cùng với việc xử phạt, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các doanh nghiệp trên thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là khoản lợi đối tượng vi phạm có được từ hoạt động phát điện để bổ sung vào ngân sách nhà nước; Phải kiểm định chất lượng công trình đối với phần công trình hoặc toàn bộ công trình đã kết thúc thi công hoặc đã nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng đối với hành vi vi phạm theo quy định.

Thời gian để các doanh nghiệp thực hiện khắc phục hậu quả là 60 ngày kể từ ngày nhận quyết định. Đồng thời, sau 10 kể từ ngày hoàn thành khắc phục phải báo cáo kết quả cho Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Năm 2024 thực sự là một năm bội thu đối với cổ đông Masan Consumer với những bước tiến vượt bậc, doanh nghiệp này không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng mà còn mang đến những niềm vui bất ngờ cho các nhà đầu tư...

GS.TS. Phạm Hùng Việt giới thiệu công trình nghiên cứu khoa học công nghệ về giá trị khoa học và tính ưu việt của các bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

Cần sự chung tay nhiều bên để tài sản trí tuệ đi vào cuộc sống

“Chuyển giao tri thức và thương mại hóa tài sản trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng ta trong việc tạo ra giá trị bền vững từ tri thức. Điều này đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên, từ các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đến các nhà đầu tư và tổ chức hỗ trợ”...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...