Lãnh đạo Bamboo Capital (BCG) thoái vốn thành công, gia tăng đầu tư vào BCG Energy

Phó Chủ tịch Bamboo Capital vừa bán thành công thêm 3 triệu cổ phiếu BCG nhằm gia tăng đầu tư vào BCG Energy trong bối cảnh doanh nghiệp này rục rịch niêm yết.

Lãnh đạo Bamboo Capital (BCG) thoái vốn thành công, gia tăng đầu tư vào BCG Energy
Lãnh đạo Bamboo Capital (BCG) thoái vốn thành công, gia tăng đầu tư vào BCG Energy

BCG Energy rục rịch lên sàn

Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (mã cổ phiếu BCG - sàn HoSE) vừa có thông báo cho biết ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Bamboo Capital đã bán thành công toàn bộ 3 triệu cổ phiếu BCG như đã đăng ký.

Thương vụ được thực hiện trong các ngày 7 và 8/11/2023 thông qua phương pháp thỏa thuận. Như vậy, ông Phạm Minh Tuấn hiện chỉ còn sở hữu 3,12 triệu cổ phiếu BCG, tương ứng 0,59% vốn điều lệ của Bamboo Capital.

Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu BCG của Bamboo Capital từ đầu năm 2023 đến nay. (Nguồn: TradingView)

Giao dịch của Phó Chủ tịch Bamboo Capital diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu BCG đang có nhịp hồi mạnh. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần trở lại đây (từ ngày 31/10), cổ phiếu BCG đã tăng 22%, chốt phiên giao dịch 10/11 tại mức 8.550 đồng/cổ phiếu.

Trước đó, từ ngày 26/7 – 24/8, ông Phạm Minh Tuấn cũng đã bán ra toàn bộ 4 triệu cổ phiếu BCG đã đăng ký bằng phương pháp thỏa thuận. Phó Chủ tịch Bamboo Capital cho biết, các đợt bán ra cổ phiếu BCG này là nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư cá nhân để gia tăng đầu tư vào BCG Energy.

BCG Energy là công ty con phụ trách mảng năng lượng của Bamboo Capital và ông Phạm Minh Tuấn đang đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc điều hành của BCG Energy.

Theo Bamboo Capital, BCG Energy đang hoàn tất các thủ tục đăng ký đại chúng để chính thức niêm yết và giao dịch trên sàn UPCoM. Dự kiến quá trình này có thể hoàn tất vào đầu năm sau.

Tại cuộc gặp gỡ giữa Bamboo Capital với nhà đầu tư hồi giữa tháng 8/2023, ông Phạm Minh Tuấn cho biết, trong một năm qua, Bamboo Capital và BCG Energy đã làm việc với hãng tư vấn KPMG Singapore và hiện tại sẽ thực hiện hai chuyện song song. Một là hoàn thiện hồ sơ để niêm yết trên sàn UPCoM, hai là làm việc với các nhà đầu tư chiến lược để huy động vốn.

Cùng với bất động sản, mảng năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo, được Bamboo Capital xác định là hai mảng kinh doanh trụ cột của tập đoàn này.

Lãi ròng của BCG Energy giảm mạnh

Ông Phạm Minh Tuấn cũng cho biết, Bamboo Capital có một loạt dự án đề xuất theo Quy hoạch Điện VIII, sắp tới tập đoàn sẽ làm việc với cơ quan chủ quản để hoàn thiện giấy phép.

Lãnh đạo Bamboo Capital kỳ vọng, năm 2024 có thể triển khai loạt dự án điện nhằm nâng công suất lên, với một số dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. Mục tiêu đến cuối năm 2025 sẽ sở hữu 1,5 - 2 GW năng lượng tái tạo.

Bamboo Capital đặt mục tiêu sẽ sở hữu danh mục dự án năng lượng tái tạo 1,5 - 2 GW vào cuối năm 2025.

Xem thêm: "Tập đoàn GELEX (GEX) hợp tác với đối tác hàng đầu Singapore phát triển mảng năng lượng tái tạo" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Xét về kết quả kinh doanh, trong quý 3/2023, sản lượng điện của BCG Energy bán lên lưới tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước; qua đó, đóng góp 31,9% tổng doanh thu của Bamboo Capital. Tính đến cuối năm 2022, BCG Energy đang sở hữu và vận hành khoảng 600 MW năng lượng mặt trời đã phát điện, chủ yếu từ 4 nhà máy BCG Long An 1, BCG Long An 2, BCG Vĩnh Long và Phù Mỹ (1,2,3).

BCG Energy còn phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái và đang triển khai nhà máy điện mặt trời Krong Pa 2 tại Gia Lai công suất 49MW, nhà máy điện gió Trà Vinh giai đoạn 1 công suất 80MW.

Theo báo cáo tài chính bán niên hợp nhất năm 2023 của BCG Energy, lãi ròng trong nửa đầu năm nay chỉ đạt 8,5 tỷ đồng, giảm 97,4% so với cùng kỳ năm 2022. Điều này khiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) giảm từ 5,19% về 0,12% trong nửa đầu năm 2023. Trong năm 2022, dù ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận của BCG Energy lại giảm gần 9% do chi phí tăng nhanh.

Tính đến ngày 30/6/2023, tổng tài sản của BCG Energy là gần 19.700 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu đạt 7.035 tỷ đồng; tổng nợ phải trả gấp 1,8 lần vốn chủ sở hữu, ở mức 12.664 tỷ (bao gồm 2.462 tỷ trái phiếu).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

9 tỷ USD đổ vào kinh tế xanh

9 tỷ USD đổ vào kinh tế xanh

Năm 2023, khoảng 9 tỷ USD vốn FDI và vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước đổ vào các ngành liên quan đến kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Việt Nam trong chiến lược bán dẫn của Samsung

Việt Nam trong chiến lược bán dẫn của Samsung

Samsung đặt mục tiêu trở thành tập đoàn số một thế giới về chất bán dẫn và các khoản đầu tư không ngừng gia tăng vào Việt Nam là bước đi quan trọng để ông lớn công nghệ hiện thực hóa tầm nhìn này.

Phấn đấu khởi công tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn trong tháng 9/2024

Phấn đấu khởi công tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn trong tháng 9/2024

Dự án đường cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn được đầu tư nhằm tăng cường kết nối, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang từ Bắc Kạn đến các địa phương vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Công tác triển khai Dự án đang được đẩy nhanh, phấn đấu khởi công trong tháng 9/2024.

Kho cảng Thị Vải tại Bà Rịa Vũng Tàu. Ảnh: Petrovietnam

Tập đoàn Hoa Kỳ mua 49% kho cảng LNG Cái Mép

Kho cảng LNG được kết nối bằng đường ống đến khu công nghiệp Phú Mỹ và cuối cùng sẽ cung cấp cho nhà máy điện Hiệp Phước đang được xây dựng của Công ty Hải Linh.

Số dự án trong chuỗi giá trị toàn cầu tăng lên 16%, đặt biệt là ô tô, dệt may, máy móc và điện tử. Ảnh: Hoàng Anh

'Cuộc chiến' thu hút FDI và sách lược của Việt Nam

Đất đai, hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế là các lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi quyết định đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới diễn biến khó lường và dòng vốn FDI toàn cầu khiêm tốn., "cuộc chiến" thu hút vốn FDI ngày càng quyết liệt.