Thao túng cổ phiếu APG 3 năm liên tiếp, một nhà đầu tư bị phạt 1,5 tỷ đồng

Một nhà đầu tư cá nhân đã dùng tới 46 tài khoản để liên tục mua, bán cổ phiếu APG nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu APG trong giai đoạn từ tháng 8/2018 đến tháng 6/2021.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Lê Thị Hải Bình (Hai Bà Trưng, Hà Nội) 1,5 tỷ đồng vì hành vi vi phạm về thao túng thị trường chứng khoán.

Theo kết quả kiểm tra, trong khoảng thời gian từ ngày 22/8/2018 đến ngày 15/6/2021, bà Lê Thị Hải Bình đã sử dụng 46 tài khoản bao gồm một tài khoản của mình và 45 tài khoản của 34 nhà đầu tư để liên tục mua, bán cổ phiếu APG của Công ty Cổ phần Chứng khoán APG (mã chứng khoán: APG) nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu APG.

Tuy nhiên, kết quả kiểm tra và tính toán cho thấy khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm của bà Lê Thị Hải Bình không có khoản thu trái pháp luật.

Ngoài mức phạt 1,5 tỷ đồng, cơ quan chức năng còn phạt bổ sung với bà Lê Thị Hải Bình là Cấm giao dịch chứng khoán có thời hạn 2 năm, kể từ ngày 1/6/2023. Đồng thời trong 2 năm này, bà Bình không được đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán.

Được biết, giá cổ phiếu APG đã tăng gấp 2,4 lần từ 2.810 đồng/cổ phiếu lên 6.670 đồng/cổ phiếu trong giai đoạn bà Bình thao túng. Đến đầu năm 2022, cổ phiếu APG lập định 20.700 đồng/cổ phiếu rồi quay đầu giảm sâu xuống còn 2.400 đồng vào giữa tháng 11/2022.

Từ thời điểm giữa tháng 11/2022 đến nay, thị giá APG lại phục hồi mạnh, tại thời điểm 10h15p phiên sáng 6/6 đang giao dịch quanh mức 7.600 đồng/cổ phiếu, thanh khoản trung bình 10 phiên đạt hơn 1,1 triệu đơn vị.

cổ phiếu APG
Diễn biến giá cổ phiếu APG trong thời gian qua.

Về Công ty Cổ phần Chứng khoán APG, năm 2023 doanh nghiệp này dự kiến ​​chào bán riêng lẻ 70 triệu cổ phiếu và phát hành tối đa là 7,3 triệu cổ phiếu trong năm 2023 nhằm tăng vốn điều lệ lên hơn 2.000 tỷ đồng.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 vừa qua, Chứng khoán APG cũng thông qua nhiều nội dung như huỷ phương án chào bán cổ phiếu ra công chúng đã thông qua tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông 2022, thay đổi phương án sử dụng vốn của đợt chào bán cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 1.463 tỷ đồng, phương án phân phối lợi nhuận, kế hoạch kinh doanh...

Năm 2023, Chứng khoán APG đặt mục tiêu doanh thu đạt 280 tỷ đồng, tăng hơn 51% so với thực hiện năm 2022, lợi nhuận trước thuế mục tiêu đạt 150 tỷ đồng, trong khi năm trước lỗ 229 tỷ đồng.

Kết thúc quý 1/2023, Chứng khoán APG ghi nhận lãi đạt hơn 42 tỷ đồng (cùng kỳ lãi hơn 78 tỷ đồng) là do lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn quý 1 này giảm; lãi từ các khoản cho vay và phải thu giảm và doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán cũng giảm.

Xem thêm

CTCP Chứng khoán APG chính thức rút khỏi GKM

CTCP Chứng khoán APG chính thức rút khỏi GKM

Ngày 03/03 vừa qua, cổ đông lớn thứ 2 của CTCP Khang Minh Group (HNX: GKM) – CTCP Chứng khoán APG (HOSE: APG) đã có động thái thoái sạch vốn khi bán thành công gần 2.8 triệu cp GKM, tương đương 11.58% vốn của Công ty.

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...