Lập Ban Chỉ đạo lập Quy hoạch Hà Nội: Mong người cũ có tầm nhìn mới!

Mới đây, Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo lập Quy hoạch tầm nhìn đến năm 2045. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo là triển khai, tham mưu giúp thành phố lập quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. Thành phần Ban chỉ đạo là đều là “những người quen” của Hà Nội.
Lập Ban Chỉ đạo lập Quy hoạch Hà Nội: Mong người cũ có tầm nhìn mới!

Cụ thể, Trưởng ban Chỉ đạo là Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Phó Trưởng ban gồm các Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Doãn Toản. Thường trực Ban Chỉ đạo là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Nhiệm vụ chính của Ban chỉ đạo là tham mưu giúp thành phố lập quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 đồng thời chỉ đạo, kiểm tra các sở, ngành, quận, huyện trong xây dựng quy hoạch Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo quy định của Luật Quy hoạch và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hà Nội là một trong những vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có vai trò dẫn dắt toàn bộ sự tăng trưởng kinh tế khu vực phía Bắc đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất nước. Bên cạnh đó, với cương vị là “bộ mặt” của cả nước, có mật độ dân số thuộc TOP 1, Hà Nội đồng thời phải “có trách nhiệm” đảm bảo an sinh xã hội thông qua các dự án nhà ở, trường học, bệnh viện, công viên…; thúc đẩy hội nhập – phát triển văn hoá xã hội và chưa kể cón có nhiều “trọng trách” khác.

Chính vì vậy, quá trình lập đồ quy hoạch Hà Nội cần đảm bảo sự đồng bộ về hạ tầng để thu hút đầu tư, tăng cường mối liên kết giao thương giữa các tỉnh thành trong khu vực và cả nước, đảm bảo sự phát triển và hội nhập kinh tế - văn hoá vùng... Thậm chí, mọi đồ án quy hoạch kể trên phải đảm bảo được các yêu cầu về tăng trưởng kinh tế như phát triển Khu kinh tế trọng điểm, phát triển hệ thống đô thị Việt Nam, phát triển vùng kinh tế khu vực phía Bắc; phát triển kinh tế Thủ đô cũng như các tiêu chuẩn về chất lượng sống đô thị dành cho người dân, về an ninh quốc phòng, về văn hoá - chính trị…

Do vậy, đến nay, Hà Nội liên tục hoàn thiện các đồ án quy hoạch, từ quy hoạch quận – huyện, quy hoạch vùng đô thị đến quy hoạch phân khu, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết... Cụ thể, đã có 57/68 các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chung và 70 quy hoạch chi tiết được phê duyệt.

Tuy nhiên, theo nhận xét của một chuyên gia trong lĩnh vực này, việc lập quy hoạch của Hà Nội chưa đồng bộ vì thiếu gắn kết, chồng chéo, thậm chí chưa thống nhất. Cùng với đó việc thực hiện quy hoạch còn nhiều vướng mắc, chưa hiệu quả.

Hiện, Hà Nội kỳ vọng trong năm 2020 là hoàn thành hơn 150 quy hoạch các loại. Nhưng mục đích của các quy hoạch này là đảm bảo một kế hoạch phát triển dài hạn có tầm nhìn không chỉ 10 năm, 20 năm mà thậm chí 30 năm. Vì vậy, Ban Chỉ đạo lập quy hoạch dự án cũng sẽ phải là những người có khả năng mang lại những ý kiến đánh giá, đóng góp và điểm nhìn phát triển dài hạn.

Theo nguyên tắc hoạt động, Ban Chỉ đạo sẽ làm việc theo nguyên tắc tập thể thảo luận, Trưởng ban Chỉ đạo kết luận và chỉ đạo thực hiện. Những vấn đề lớn, phức tạp được tham khảo ý kiến các chuyên gia và các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan trước khi đưa ra Ban Chỉ đạo thảo luận, quyết định.

Rất nhiều chuyên gia, doanh nghiệp kỳ vọng vào một đồ án quy hoạch Hà Nội trong 10 năm tới, tầm nhìn trong 25 năm nữa sẽ phải mang một góc nhìn của tương lai, đáp ứng các tiêu chí sống xanh và phát triển kinh tế xanh theo hướng bền vững.

Và để làm được điều này, trong công tác lập, điều chỉnh quy hoạch cần những quy định chặt chẽ hơn, buộc phải có sự phối hợp đồng bộ trên cơ sở khoa học, phù hợp thực tiễn, ưu tiên tiện ích dành cho cộng đồng. Có lẽ, không chỉ cần lấy ý kiến chuyên gia mà còn phải có ý kiến người dân để có cái nhìn sát thực tế.

Ngay tại Đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030 tầm nhìn 2050 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1259/QĐ-TTg cũng đặt mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành Thành phố “Xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại nên các đồ án quy hoạch Hà Nội tầm nhìn 2045 cũng sẽ phải vì thế mà đảm bảo các tiêu chí về văn hoá, lịch sử, chính trị bên cạnh các tiêu chí kinh tế, xã hội kể trên.

Đặc biệt, trong Quyết định 1259/QĐ-TTg này, Thủ tướng yêu cầu khống chế mật độ dân số các quận trung tâm và giảm dần đến năm 2050. Và để tuân thủ đúng yêu cầu này của Thủ tướng, đồ án quy hoạch sẽ phải hoàn thành yêu cầu “khó khăn” này để không xảy ra tình trạng: sau những đồ án quy hoạch được phê duyệt là những đề xuất điều chỉnh quy hoạch.

Còn nhớ, buổi tổng kết của Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội năm 2017, Chủ tịch UBND TP. Nguyễn Đức Chung từng nói, chúng ta đang phải trả giá vì đã làm quy hoạch băm nát Hà Nội. "Có những khu đất 5-7 ha cũng bị băm ra cho 2-3 chủ đầu tư. Tôi không hiểu đằng sau có gì, người ta xin nhau hay không nhưng tóm lại làm quy hoạch theo kiểu đấy thì không bao giờ tốt được". Đây có lẽ sẽ là hiện thực cần được Ban chỉ đạo quy hoạch khắc cốt ghi tâm để thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm và luôn tuân thủ pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…