Liên danh 3 “ông lớn” trúng gói thầu EPC hơn 32.000 tỷ đồng

Gói thầu thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC) dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I (tỉnh Quảng Bình) là gói thầu chính của dự án, có giá trị 30.236,41 tỷ đồng.
Liên danh 3 “ông lớn” trúng gói thầu EPC hơn 32.000 tỷ đồng

Liên danh Mitsubishi Corporation (Nhật Bản) - Hyundai Engineering and Construction (Hyundai E&C - Hàn Quốc) - Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1) vừa trúng gói thầu thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC) có giá trị 30.236,41 tỷ đồng dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I.

Dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I là một trong những dự án nguồn điện lớn, quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Dự án sử dụng công nghệ tiên tiến nhất, lò hơi đốt thông số “siêu tới hạn” bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

EVN cho biết sau khi đi vào vận hành mỗi năm dự án này sẽ cung cấp khoảng 8,4 tỷ kWh cho hệ thống điện quốc gia.

Gói thầu thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC) dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I là gói thầu chính của dự án, có giá trị 30.236,41 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn của EVN và vốn vay thương mại trong nước, với hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.

Theo tiến độ, gói thầu EPC của dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại tổ máy số 1 sau 42 tháng và tổ máy số 2 sau 48 tháng.

Được biết, tại thời điểm đóng thầu, có 2 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu là liên danh Mitsubishi - Hyundai E&C - CC1 và liên danh Daewoo E&C - LILAMA. Tuy nhiên, liên danh Daewoo E&C - LILAMA bị loại ở bước đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.

Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I được triển khai tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình trên diện tích 48,6ha, gồm 2 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.200MW.

Tổng mức đầu tư của dự án là 1,86 tỷ USD, với mục tiêu bổ sung nguồn cung cấp điện, giúp bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, nâng cao độ an toàn và ổn định cho hệ thống lưới điện; góp phần tăng tỷ trọng nguồn nhiệt điện trong cơ cấu hệ thống điện quốc gia, khắc phục sự phụ thuộc của hệ thống vào nguồn thủy điện…

EVN được Thủ tướng giao làm chủ đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I, đồng thời là chủ đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch II.

Theo ông Phan Văn Thường, Giám đốc Sở Công Thương Quảng Bình, việc đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I sẽ mang lại nhiều tác động tích cực, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, vật liệu xây dựng, dịch vụ…

Khi Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I đi vào vận hành, ngoài việc đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 1.200 tỷ đồng/năm (cả 2 nhà máy là khoảng 2.400 tỷ đồng), còn thu hút khoảng 1.200 lao động, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động địa phương, đặc biệt là lao động có trình độ cao.

Trong giai đoạn đầu tư xây dựng, vào thời gian cao điểm, có khoảng 3.000 lao động xây dựng trên công trường, đồng thời, thu hút hàng nghìn lao động khác trong các lĩnh vực dịch vụ, vật liệu xây dựng, vận chuyển…

Để đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành dự án theo đúng tiến độ quy định tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh (vận hành tổ máy 1 Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I vào đầu năm 2023, tổ máy số 2 cuối năm 2023).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…