Liên kết vùng: "Phải bứt phá khỏi cách làm cũ"

Phát biểu của ông ông Lê Đức Thịnh, Cục Trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại Diễn đàn liên kết vùng trong phát triển kinh tế sáng 3/8 tại Hà Nội...

Diễn đàn liên kết vùng trong phát triển kinh tế để phát huy thế mạnh địa phương
Diễn đàn liên kết vùng trong phát triển kinh tế để phát huy thế mạnh địa phương

3/8, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện "Diễn đàn liên kết vùng trong phát triển kinh tế để phát huy thế mạnh địa phương”. Sự kiện nhằm tháo gỡ các khó khăn và nâng cao nhận thức về hiệu quả liên kết vùng cho các địa phương.

Chương trình có sự tham gia của lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), Vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, chuyên gia kinh tế, đại diện các các doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX)...

Thời gian qua, việc phát triển mô hình liên kết vùng từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm ở các địa phương đang ngày một phát triển, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế. Mô hình này đã mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp, HTX, người sản xuất, mà người tiêu dùng cũng được hưởng lợi thông qua việc được tiếp cận các sản phẩm chất lượng với giá cả cạnh tranh.

Các mô hình liên kết đã tạo ra diện mạo mới cho sản phẩm của các địa phương, tạo bước chuyển biến tích cực cho phát triển kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển kinh tế bền vững và bắt kịp xu thế hội nhập kinh tế, quốc tế.

Tuy nhiên, liên kết vùng dù là vấn đề đã được nói đến rất nhiều, nhưng thực tế vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn, thách thức. Sự hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong vùng mới mang tính đơn lẻ, chưa khai thác, phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương.

z4570547949613_a1b1e8efcbdf77079ae3639d0d8bf09f.jpg
Ông Lê Đức Thịnh, Cục Trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Ông Lê Đức Thịnh, Cục Trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) bày tỏ: "Phải bứt phá khỏi cách làm cũ và thực hiện liên kết vùng theo hướng kinh tế tri thức, kinh tế xanh và tiếp cận cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đồng thời, các địa phương cũng cần nhận thức về lợi ích của liên kết vùng và tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động kinh tế và đầu tư".

Thực tế, khi bàn về tính liên kết, ông cha ta thường nói “ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn”, “muốn đi xa phải đi cùng nhau”. Nếu có sự liên kết vùng một cách thực chất và hiệu quả hơn thì kinh tế của các địa phương sẽ “cất cánh”, từ đó đời sống bà con nông dân giàu mạnh, và chính các chủ thể là hợp tác xã, doanh nghiệp cũng lớn mạnh hơn.

Một loạt những vấn đề và câu hỏi đặt ra sẽ được các diễn giả giải đáp tại Diễn đàn này. Đồng thời, các chuyên gia cũng đưa ra những khuyến nghị để thúc đẩy liên kết phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế các địa phương nói riêng. Qua đó góp phần tham mưu cho Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương… các giải pháp thúc đẩy liên kết vùng, tăng tốc phát triển kinh tế ở các địa phương trong thời gian tới.

Xem thêm

Vingroup và K-Sure ký MoU thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế

Vingroup và K-Sure ký MoU thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế

Ngày 4/7/2023, Tập đoàn Vingroup công bố đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) hợp tác phát triển với Tổng Công ty Bảo hiểm Thương mại Hàn Quốc (K-Sure), trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc 2023. Hợp tác nhằm mục đích thúc đẩy kinh tế, tăng cường hợp tác thương mại và năng lực cạnh tranh xuất khẩu giữa hai quốc gia...
Phát triển kinh tế xanh cần sự đồng hành từ nhiều phía

Phát triển kinh tế xanh cần sự đồng hành từ nhiều phía

Sáng nay, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên năm 2023 với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong thúc đẩy tăng trưởng xanh" đã diễn ra, với nhiều ý kiến đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế xanh của Việt Nam…

Có thể bạn quan tâm

Dòng tiền sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu khi kết quả kinh doanh được hé lộ

Dòng tiền sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu khi kết quả kinh doanh được hé lộ

Diễn biến của thị trường không có nhiều điểm nhấn và áp lực chốt lời cũng chỉ gia tăng đáng kể khi chỉ số tiến gần tới vùng kháng cự, nhiều khả năng trạng thái giằng co sẽ chưa sớm kết thúc và dòng tiền sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu khi thông tin kết quả kinh doanh được hé lộ dần...

Bất động sản phía Nam đầy hứa hẹn

Bất động sản phía Nam đầy hứa hẹn

Vùng quanh TP.HCM đang nổi lên như một “thỏi nam châm” đầu tư bất động sản nhờ sự phát triển đồng bộ về hạ tầng, quy hoạch rõ ràng và dòng vốn FDI lớn…