LienVietPostBank: Tương lai có đầy hứa hẹn?

Với ưu thế VNPost là cổ đông, song hiện tại hơn 10.000 bưu điện trên khắp cả nước chưa được LienVietPostBank tận dụng hết.
LienVietPostBank: Tương lai có đầy hứa hẹn?

Lợi nhuận đã cán mốc nghìn tỷ sau 9 tháng đầu năm

Theo BCTC hợp nhất quý III/2017, tổng tài sản của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đạt 148 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với thời điểm đầu năm. Cho vay khách hàng đạt 94,8 nghìn tỷ đồng, tăng 19%. Tiền gửi của khách hàng đạt 122 nghìn tỷ đồng, tăng 10,9%.

Trong quý III/2017, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 1.361 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 3.903 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ.

Bên cạnh các hoạt động kinh doanh khác như hoạt động dịch vụ, mua bán chứng khoán có kết quả khả quan thì hoạt động kinh doanh ngoại hối lại bất ngờ lỗ hơn 9 tỷ trong khi cùng kỳ năm trước vẫn lãi hơn 39 tỷ đồng. Lỗ thuần từ hoạt động khác cũng gia tăng khi âm 124 tỷ, gấp hơn 2 lần con số lỗ cùng kỳ.

Cũng trong quý III, chi phí hoạt động của ngân hàng tăng mạnh 43% lên 630 tỷ đồng. Tuy nhiên ngân hàng lại giảm được chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 30% còn 107 tỷ đồng.

Kết thúc quý III, LienVietPostBank đạt 523 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 32% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, ngân hàng ghi nhận 1.433 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ và sau thuế đạt 1.125 tỷ đồng, tăng 61%.

Tổng số nợ xấu của ngân hàng tính đến cuối tháng 9/2017 là 1.130 tỷ đồng, tăng 27% so với thời điểm đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,19%, tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm (1,11%).

Về nhân sự, trong 9 tháng đầu năm, ngân hàng tuyển dụng mới hơn 1.000 nhân sự.

Tương lai có đầy hứa hẹn?

Theo nhận định của CTCK VCSC, LienVietPostBank có đội ngũ lãnh đạo gồm các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong ngành ngân hàng. Ông Nguyễn Đức Hưởng gia nhập LienVietPostBank từ giai đoạn đầu tiên và trở thành Chủ tịch HĐQT của ngân hàng kể từ tháng 6/2017, thay thế ông Dương Công Minh (chủ tịch HĐQT hiện tại của Sacombank).

Ban lãnh đạo ngân hàng có thể thiết lập một thương hiệu ngách cho LienVietPostBank với VN Post là cổ đông tạo ra lợi thế cạnh tranh cho LienVietPostBank khi có thể tận dụng hệ thống bưu điện. Ngoài 188 chi nhánh/PGD thuộc sở hữu của LienVietPostBank trên khắp cả nước, LienVietPostBank hiện tại có thể hiện diện ở 1.067 phòng giao dịch bưu điện để cung cấp sản phẩm ngân hàng và gia tăng sự thậm nhập. Tuy nhiên hiện hơn 10.000 bưu điện trên khắp cả nước chưa được LienVietPostBank tận dụng hết.

Ngoài ra, ngân hàng này cũng đang nhắm đến việc tối ưu hóa các sản phẩm tài chính nhỏ thông qua kế hợp hệ thống thương hiệu vật lý lớn và ngân hàng số. Với sự thành lập bộ phận ngân hàng số thông qua Ví điện tử Ví Việt, sản phẩm thẻ và internet banking.

Về chất lượng cho vay, Liên Việt là ngân hàng duy trì tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 3% trong vòng 4 năm qua. VCSC dự báo nợ xấu năm 2017 sẽ được quản lý ở dưới mức 1,5% theo kế hoạch của ngân hàng.

Trong khi đó, ROA (2016, 0,9%) và ROE (2016, 13,3%) của LienVietPostBank cao hơn nhiều so với trung bình các ngân hàng khác trong nước (ROA 0,8% và ROE 12,5% trong năm 2016).

Ở một diễn biến khác đầu tháng 10, cổ phiếu LienVietPostBank mã LPB chính thức giao dịch trên UPCoM với giá khởi điểm 14.800 đồng/cp. Đến nay, xu hướng giảm vẫn chiếm chủ đạo và hiện dừng ở mức 13.000 đồng/cp. Ngân hàng cũng đã thông qua việc khóa room ngoại về mức 5%. Đồng thời được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phát hành cổ phiếu chia cổ tức tăng vốn điều lệ lên 7.500 tỷ đồng.

Theo Kim Tiền/ Trí Thức Trẻ

>> Tổng giám đốc và vợ ông Nguyễn Đức Hưởng muốn gom 1,5 triệu cổ phiếu LienVietPostBank

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...