Lộc Trời: Từ tập đoàn dẫn đầu ngành nông nghiệp đến vòng xoáy khủng hoảng tài chính và nhân sự

Lộc Trời đang phải đối mặt với những biến động lớn khi cựu CEO Nguyễn Duy Thuận bị đề nghị có biện pháp ngăn chặn vì đã có hành vi gian dối, gây thất thoát tài sản của công ty. Cùng với đó, tình trạng nợ nần và thua lỗ lớn đã đẩy tập đoàn vào giai đoạn khó khăn chưa từng có...

dam-ca-mau-17245081886611421656127-2761-250.jpeg

Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (mã chứng khoán: LTG) tiền thân là Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang, được thành lập vào năm 1993. Với hơn 30 năm hình thành và phát triển, Lộc Trời đã trở thành một tên tuổi lớn trong ngành nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt nổi bật trong lĩnh vực lúa gạo và nông dược.

Tuy nhiên, từ năm 2023 đến nay, tập đoàn này bắt đầu đối mặt với những thách thức lớn về tài chính, bao gồm việc nợ nần chồng chất và lỗ ròng sau thuế, cùng với những biến động lớn trong đội ngũ lãnh đạo.

Đáng chú ý, sự rời đi của cựu CEO Nguyễn Duy Thuận và các khoản nợ với nông dân làng lúa An Giang đã tạo nên một bức tranh không mấy sáng sủa cho công ty.

VƯỚNG LÙM XÙM VỚI CỰU TỔNG GIÁM ĐỐC NGUYỄN DUY THUẬN

Mới đây, UBND tỉnh An Giang nhận được Công văn số 312/CV-TĐLT ngày 12/9/2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời về việc đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền có biện pháp ngăn chặn đối với ông Nguyễn Duy Thuận, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời đã có hành vi gian dối, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, gây thất thoát tài sản của công ty.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Lê Văn Phước, đã có chỉ đạo chuyển hồ sơ sang công an tỉnh để xem xét và giải quyết theo thẩm quyền.

Trước đó, vào ngày 24/7/2024, Lộc Trời đã gửi văn bản yêu cầu UBND tỉnh thu hồi thẻ APEC và áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Thuận. Theo Lộc Trời, ông Thuận có thái độ né tránh, thiếu hợp tác trong việc bàn giao công việc và có dấu hiệu muốn xuất cảnh ra nước ngoài để trốn tránh trách nhiệm.

Trả lời văn bản, UBND tỉnh An Giang cho biết không có thẩm quyền giải quyết việc thu hồi thẻ APEC, mà chỉ có thẩm quyền quyết định việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Duy Thuận trong trường hợp ông này là người bị cưỡng chế, hoặc là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay người đó bỏ trốn. Do đó, đề nghị này không nằm trong trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh.

ongthuanloctroi92501-1052-1728099286609-172809928670539823861-339.png
Ông Nguyễn Duy Thuận, cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời bị đề nghị có biện pháp ngăn chặn vì gây thất thoát tài sản của công ty

Trước đó, Tập đoàn Lộc Trời đã quyết định miễn nhiệm ông Nguyễn Duy Thuận khỏi chức vụ Tổng giám đốc từ ngày 15/7/2024, và giao tạm quyền điều hành cho ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, cho đến khi có Tổng giám đốc mới.

Theo tìm hiểu, ông Thuận sinh năm 1970, có bằng thạc sĩ Quản trị chiến lược và nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các công ty nước ngoài. Ông gia nhập Lộc Trời năm 2019, giữ nhiều vị trí quan trọng trước khi được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc vào tháng 4/2020.

Từ khi miễn nhiệm ông Thuận, Lộc Trời đã đối mặt với làn sóng từ chức của nhiều lãnh đạo chủ chốt. Cụ thể, vào ngày 6/9/2024, công ty nhận được đơn từ chức của ông Tiêu Phước Thạnh, Thành viên Ban kiểm soát.

Trước đó, vào ngày 23/8/2024, ông Johan Sven Richard Boden, một thành viên Hội đồng quản trị, cũng nộp đơn từ chức vì lý do cá nhân. Đáng chú ý, ông Johan Sven Richard Boden mới được bầu vào Hội đồng quản trị vào tháng 6/2024, tức chưa đầy hai tháng trước đó.

Ngoài ra, vào ngày 22/7/2024, bà Nguyễn Thị Thúy, Thành viên Ban kiểm soát, cũng đã nộp đơn xin từ chức.

KINH DOANH THUA LỖ, NỢ HÀNG TRĂM TỶ ĐỒNG TIỀN LÚA CỦA NÔNG DÂN

Lộc Trời, từng là một biểu tượng thành công trong ngành nông nghiệp, ghi nhận kết quả kinh doanh ổn định. Trong giai đoạn 2015 - 2019, doanh thu công ty dao động từ 7.800-9.000 tỷ đồng, với lợi nhuận sau thuế đạt từ 320 - 414 tỷ đồng.

Tuy nhiên, năm 2019, dưới sự điều hành của ông Thuận, doanh thu thuần giảm 8,2% xuống còn 8.309 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế cũng giảm còn 335,1 tỷ đồng.

Mặc dù doanh thu tăng mạnh trong những năm sau đó, thậm chí đạt đỉnh hơn 16.000 tỷ đồng vào năm 2023, nhưng lợi nhuận lại chạm đáy, chỉ còn 16,4 tỷ đồng, giảm đến 96% so với năm 2022.

Sang đến quý 1/2024, doanh thu thuần của tập đoàn đạt 3.848 tỷ đồng, tăng 56,9% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu từ mảng lúa gạo với mức tăng 96,1%. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp giảm 10,2%, chỉ còn 245 tỷ đồng, do giá vốn hàng bán tăng mạnh 65,3%.

Cùng kỳ, doanh thu tài chính giảm gần một nửa, trong khi chi phí tài chính tăng 28,3%, dẫn đến khoản lỗ sau thuế 96,2 tỷ đồng, tăng 18,5% so với khoản lỗ 81,2 tỷ đồng của quý 1/2023.

ef1e39cc-2e27-4904-b29b-e8d31a9d3c23-1396.jpeg

Theo giải trình của công ty, tình hình kinh doanh thua lỗ trong quý 1/2024 do tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần năm nay cao hơn so với cùng kỳ. Đồng thời, chi phí lãi vay và lỗ tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn mức tăng của các khoản doanh thu, thu nhập khác khiến công ty phải chịu lỗ sau thuế.

Tình trạng thua lỗ đã khiến Tập đoàn Lộc Trời gặp khó khăn về dòng tiền. Cụ thể trên báo cáo dòng tiền quý 1/2024, Lộc Trời đang thu không đủ bù chi. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm hơn 434 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái cũng đã âm 2.709 tỷ đồng.

Trên bảng cân đối kế toán, lượng tiền mặt cũng chỉ còn lại 105,6 tỷ đồng cùng lượng tiền gửi ngắn hạn 120 tỷ đồng. So với đầu năm, lượng tiền mặt công ty đã giảm gần 5 lần.

Tính đến ngày 31/3/2024, quy mô tài sản của Tập đoàn Lộc Trời đạt khoảng 11.912 tỷ đồng. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn đạt 6.621 tỷ đồng, chiếm 55,6% tổng tài sản.

Bên cạnh đó, tổng số nợ phải trả là 8.938 tỷ đồng, chiếm 75% nguồn vốn của tập đoàn. Vốn chủ sở hữu tại thời điểm kết thúc quý 1/2024 đạt khoảng 2.973 tỷ đồng, giảm 3,1% so với đầu năm 2024.

Những khó khăn này đã khiến Lộc Trời không thể thanh toán kịp thời tiền lúa cho nông dân tại An Giang. Theo đó, vụ lúa Đông Xuân 2023 - 2024, Tập đoàn Lộc Trời đã thu mua lúa của bà con nông dân tỉnh An Giang với tổng giá trị gần 440 tỷ đồng.

Tính đến ngày 9/5, Tập đoàn Lộc Trời còn nợ 159,4 tỷ đồng. Việc chậm trả tiền mua lúa cho nông dân do tập đoàn hiện chưa thu xếp kịp dòng tiền từ việc vay vốn của các ngân hàng. Trong khi đó, tiền thanh toán của khách hàng quốc tế về chậm.

Tới ngày 21/5 vừa qua, Tập đoàn Lộc Trời cho biết đã hoàn tất việc thanh toán tiền lúa cho nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sau sự cố dòng tiền. Đồng thời, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời, thay mặt hơn 3.000 nhân viên công ty gửi lời xin lỗi chân thành nhất đến bà con nông dân vì sự cố lần này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán Mỹ chưa dứt đà tăng, giá dầu sụt giảm

Chứng khoán Mỹ chưa dứt đà tăng, giá dầu sụt giảm

Ba chỉ số chính của Phố Wall đã ghi nhận mức đóng cửa kỷ lục vào thứ Hai, được thúc đẩy bởi các cổ phiếu dự kiến sẽ hưởng lợi từ chính sách tài chính tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump….

Thị trường chứng khoán trong ngắn hạn sẽ có các nhịp hồi phục chậm rãi

Thị trường chứng khoán trong ngắn hạn sẽ có các nhịp hồi phục chậm rãi

Thị trường trong ngắn hạn sẽ có thể tiếp tục các nhịp hồi phục chậm rãi. Nhà đầu tư cần theo sát diễn biến tỷ giá USD/VND và các động thái của Ngân hàng nhà nước trong thời gian tới để xác định xu hướng của thị trường trong ngắn hạn và nhận biết các dấu hiệu hồi phục chắc chắn hơn...

Chọn lọc cổ phiếu có vận động đi lên với dòng tiền tham gia mạnh để giải ngân

Chọn lọc cổ phiếu có vận động đi lên với dòng tiền tham gia mạnh để giải ngân

Nhà đầu tư nên tiếp tục chốt lời ngắn hạn khi đã đạt mục tiêu, chọn lọc những cổ phiếu có vận động đi lên với dòng tiền tham gia mạnh mẽ để giải ngân. Duy trì tỷ trọng ở mức vừa phải và hạn chế mua đuổi ở vùng giá cao, chủ động theo dõi diến biến thị trường để kịp cơ cấu lại danh mục...

S&P 500 phá mốc kỷ lục 6.000 điểm, giá dầu sụt mạnh

S&P 500 phá mốc kỷ lục 6.000 điểm, giá dầu sụt mạnh

Chỉ số S&P 500 đã có thời điểm vượt qua mốc 6.000 điểm và sau đó kết thúc tuần với mức tăng phần trăm lớn nhất trong một năm khi chiến thắng của ông Donald Trump và khả năng đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Quốc hội đã mang đến kỳ vọng về những chính sách kinh doanh thuận lợi…

Diễn biến thị trường chứng khoán trong ngày 6/11

Tránh việc FOMO mua đuổi sau nhịp bật tăng

Theo khuyến nghị của công ty chứng khoán, nhà đầu tư cần thận trọng tránh việc FOMO mua đuổi, chờ nhịp chỉnh để VN-Index kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ 1.250 điểm mới mở vị thế mua mới, ưu tiên nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp đang được hưởng lợi...

Phố Wall phản ứng tích cực trong ngày bầu cử Mỹ

Phố Wall phản ứng tích cực trong ngày bầu cử Mỹ

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn đang duy trì được sự ổn định, tuy nhiên, giới đầu tư cũng đang cẩn trọng trước khả năng biến động trong tuần này khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang diễn ra cực kỳ gay cấn…

Thanh khoản sụt giảm, nhà đầu tư không nên bắt đáy ở giai đoạn này

Thanh khoản sụt giảm, nhà đầu tư không nên bắt đáy ở giai đoạn này

Thanh khoản sụt giảm mạnh cho thấy nhà đầu tư chưa sẵn sàng quay lại thị trường, dòng tiền chủ yếu co cụm tại các vùng hỗ trợ. Điều này cho thấy rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao, nên các nhà đầu tư cần theo dõi sát diễn biến thị trường và chưa nên tham gia mua bắt đáy ở giai đoạn này...