Lợi nhuận quý 4/2022 giảm mạnh, Tập đoàn Kido vẫn trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2022 với tỷ lệ 50%

Tập đoàn Kido vừa ra thông báo về việc chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đặc biệt 50% (1 cổ phiếu nhận 5.000 đồng)...
Lợi nhuận quý 4/2022 giảm mạnh, Tập đoàn Kido vẫn trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2022 với tỷ lệ 50%

Ngày đăng ký cuối là 20/3/2023, ngày giao dịch không hưởng quyền của đợt trả cổ tức là 19/3/2023, ngày trả cổ tức là 6/4/2023. Với hơn 257 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Tập đoàn Kido dự kiến chi gần 1.300 tỷ đồng để trả cổ tức.

Đây là năm thú 3 liên tiếp, Tậo đoàn Kido trả cổ tức bằng tiền. Năm 2021 và 2020, tập đoàn này đã lần lượt trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ lần lượt là 6% và 7%. 

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2023 của Tập đoàn Kido, doanh thu thuẩn đạt 2.951 tỷ đồng, giảm 3,3% so với cùng kỳ 2021; lợi nuận trước thuế đạt hơn 25 tỷ đồng, giảm đến 88% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế vì thế chỉ đạt 4,88 tỷ đồng, giảm đến 97,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Giải trình về biến động này, Tập đoàn Kido cho biết, do ảnh hưởng từ những biến động thị trường đã tác động lên chi phí của doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế và trước thuế. 

Cũng giống như các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng tiêu dùng bán lẻ khác, lượng tiền mặt của Tập đoàn Kido luôn ổn định. Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của Tập đoàn Kido đạt 14.035 tỷ đồng, trong đó  tiền và các khoản tương đương tiền dạt 1.100 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2021. Hàng tồn kho ghi nhận còn hơn 2,971 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ. 

Trong tháng 1/2023, Tập đoàn Kido đã thông qua chủ trương tìm kiếm đối tác dể chuyển nhượng một phần trong tổng số cổ phần do tập đoàn này nắm giữ tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh Kido (KDF). Số lượng cổ phần kỳ vọng có thể chuyển nhượng tối đa cho đối tác là 17.821.600 cổ phần, tương đương với 24,03% vốn điều lệ. 

Tập đoàn Kido đang sở hữu 54.160.000 cổ phần của Thực phẩm Đông lạnh Kido, tương đương với 73,03 vốn điều lệ. Thực phẩm Đông lạnh Kido có vốn điều lệ là 741,6 tỷ đồng và chưa phải là công ty đại chúng. 

Trong tháng 12/2022, Tập đoàn này cũng đã thực hiện thoái vốn khỏi mảng bán lẻ theo cuỗi cửa hàng của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương Mại TTV. 

Mục tiêu của việc thoái vốn các công ty con là để tách thành các công ty độc lập với mục tiêu kết nối dễ dàng hơn với các công ty đa quốc gia. Khi các công ty thành viên của Tập đoàn Kido trở thành các công ty độc lập, việc định hướng chiến lược sẽ được chủ động và liên dễ dàng theo từng mảng hoạt động chính của các công ty. 

Trước đó, Tập đoàn Kido đã thông báo đàm phán và ký kết biên bản ghi nhớ với một tập đoàn quốc tế lớn, là công ty đa quốc gia. Đối tác có thể mang lại giá trị thông qua việc hợp tác sản xuất và xuất khẩu sản phẩm  đi các nước. Ngược lại, Tập đoàn Kido cũng có thể tiêu thụ sản phẩm của họ qua hệ thống phân phối hiện nay của tập đoàn. Tuy nhiên, thông tin về đối tác này chưa được Tập đoàn Kido tiết lộ. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...