Lợi nhuận Sabeco “bốc hơi” 238 tỷ sau kiểm toán

Sau kiểm toán, lợi nhuận trước thuế năm 2017 của Sabeco chỉ còn 6.077 tỷ đồng, giảm 238 tỷ đồng so với con số tự lập là 6.315 tỷ đồng.
Lợi nhuận Sabeco “bốc hơi” 238 tỷ sau kiểm toán

Tổng công ty Rượu – Bia – NGK Sài Gòn (Sabeco – mã: SAB) vừa công bố BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2017 với nhiều con số thay đổi so với BCTC tự lập.

Theo đó, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 44,3 tỷ đồng, lên 34.438 tỷ đồng;  lợi nhuận trước thuế chỉ còn 6.077 tỷ đồng, giảm 3,7% so với BCTC tự lập, nhưng tăng 6,1% so với năm 2016; lợi nhuận sau thuế của Sabeco cũng giảm 189 tỷ đồng, tương ứng 3,7% xuống mức 5.137 tỷ đồng; lợi nhuận thuộc về cổ đông Sabeco chỉ còn 4.711 tỷ đồng, giảm 130 tỷ đồng so với mức 4.840 tỷ đồng do Công ty tự lập.

Nguyên nhân được Sabeco giải thích là do điều chỉnh lại các khoản giảm trì doanh thu do tăng chiết khấu bán hàng; chi phí tài chính thay đổi do trích lập lại dự phòng bổ sung và hoàn nhập dự phòng đối với các khoản đầu tư tài chính tại thời điểm 31/12/2017; chi phí quản lý tăng do trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho chậm luân chuyển và trợ cấp thôi việc thời điểm 31/12/2017 và một phần điều chỉnh tăng lợi nhuận của cổ đông không kiểm soát.

"Ngoài ra, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông Sabeco năm 2016 bị điều chỉnh giảm 139 tỷ đồng xuống còn 4.339 tỷ đồng theo ý kiến của Kiểm toán Nhà nước ngày 8/2,  liên quan đến khoản tiền 168 tỷ đồng tiền truy thu thuế tiêu thụ đăc biệt phải nộp cho nhà nước giai đoạn 2007-2009.

Mới đây, Bộ Tài chính vừa có công văn gửi Sabeco liên quan tới truy thu khoản tiền lợi nhuận còn lại chưa chia từ năm 2016 trở về trước ở Sabeco.

Dẫn Điều 7 Luật Kiểm toán Nhà nước 2015, Bộ Tài chính cho hay, báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện với đơn vị vi phạm trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Ngoài ra, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước là căn cứ để Chính phủ, cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức, cơ quan khác sử dụng trong quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

 Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo người đại diện vốn Nhà nước tại Sabeco chấn chỉnh kịp thời các sai phạm mà Kiểm toán Nhà nước đã nêu. “Sabeco cần khẩn trương nộp vào ngân sách Nhà nước số thuế và các khoản phải nộp  khác đã nêu tại kiến nghị báo cáo kiểm toán”, văn bản Bộ Tài chính nêu.

Cơ quan này cũng yêu cầu Bộ Công Thương, Sabeco báo cáo kết quả thực hiện về Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) trước ngày 30/4.

Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã có thông báo cho Bộ Công Thương về việc việc kiểm toán báo cáo tài chính của Sabeco. Theo đó, lợi nhuận còn lại của Sabeco từ năm 2016 trở về trước là 2.700 tỷ đồng. Thời điểm đó, Nhà nước vẫn nắm quyền sở hữu 89,59% tại Sabeco, do đó Kiểm toán Nhà nước đề nghị Sabeco nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 2.495 tỷ đồng.

 >> Bộ Tài chính thúc Sabeco nộp 2.500 tỷ vào ngân sách

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...