Lợi suất trái phiếu đạt mức cao nhất trong 16 năm, Dow Jones trượt dốc

Chỉ số Dow Jones và S&P 500 kết thúc phiên 22/8 giảm điểm do các nhà đầu tư vẫn lo ngại Cục Dự trữ Liên bang sẽ giữ lãi suất cao trong thời gian dài hơn…

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)
Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)

Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones giảm 174,86 điểm (-0,51%) xuống 34.288,83 điểm, S&P 500 mất 12,22 điểm (-0,28%) còn 4.387,55 điểm và Nasdaq Composite tăng nhẹ 8,28 điểm (+0,06%) thành 13.505,87 điểm.

Lĩnh vực tài chính giảm 0,9% là lực cản lớn nhất đối với S&P 500. Việc S&P Global hạ xếp hạng tín dụng của nhiều tổ chức cho vay trong khu vực của Mỹ đã đè nặng lên cổ phiếu ngân hàng, với chỉ số ngân hàng khu vực KBW giảm 2,7% và các ngân hàng thuộc S&P 500 mất 2,4%.

Trong các diễn biến cổ phiếu riêng lẻ, chuỗi bán lẻ Macy's lao dốc 14,1% sau khi công ty cảnh báo về xu hướng chi tiêu yếu kém của người tiêu dùng trong mùa mua sắm quan trọng. Cổ phiếu của Kohl's Corp cũng trượt 10,3% trong khi Nordstrom Inc giảm 9,8%.

Các nhà đầu tư đang háo hức chờ đợi kết quả thu nhập và dự báo từ Nvidia vào cuối ngày 22/8 sau tiếng chuông đóng cửa. Nvidia đã khiến các nhà đầu tư ngạc nhiên với dự báo mạnh mẽ vào tháng 5, thúc đẩy đà phục hồi của cổ phiếu Nvidia và các cổ phiếu công nghệ khác trong bối cảnh đầy hy vọng về trí tuệ nhân tạo. Cổ phiếu của Nvidia đã có lúc đạt mức cao nhất mọi thời đại là 481,87 USD nhưng đã giảm 2,8% trong ngày.

Khối lượng trên các sàn giao dịch của Mỹ là 9,38 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 10,97 tỷ trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Các nhà đầu tư hy vọng triển vọng lãi suất sẽ rõ ràng hơn khi Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu tại cuộc họp vào 25/8 tại Jackson Hole, Wyoming. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đạt mức cao nhất trong gần 16 năm chỉ sau một đêm với quan điểm Fed có thể giữ lãi suất cao trong thời gian dài hơn.

Chi phí đi vay cao hơn có thể làm chậm chi tiêu của các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm tiếp tục trượt giảm khi các nhà đầu tư vẫn cho rằng tình trạng bất ổn của kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục cản trở nhu cầu từ nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới.

Dầu thô Brent giảm 43 cent, tương đương 0,5% ở mức 84,03 USD/thùng trong khi dầu thô WTI giảm 48 cent xuống 79,64 USD/thùng.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, được coi là rất quan trọng trong việc thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ trong thời gian còn lại của năm. Hoạt động kinh tế trì trệ của nước này đã khiến thị trường thất vọng, trong khi đó các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ không được như kỳ vọng, bao gồm cả việc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản ít hơn dự kiến.

Ông Jim Ritterbusch, chủ tịch của Ritterbusch and Associates LLC cho biết: “Việc cắt giảm sản lượng của Arab Saudi và Nga cũng không thể đẩy giá dầu lên do sự suy yếu trong nhu cầu dầu thô từ Trung Quốc dường như sẽ còn tiếp tục trong suốt phần còn lại của mùa hè”.

Làm tăng thêm mối lo ngại về nhu cầu, các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ không loại trừ khả năng tăng lãi suất thêm để kiềm chế lạm phát.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...