"Miếng da lừa" và nỗi đau thương hiệu

Nếu nói thương hiệu như con người thì câu chuyện Miếng da lừa của Balzan có thể là 1 phần liên tưởng để hiểu sâu về nó...
"Miếng da lừa" và nỗi đau thương hiệu

Năm 15 tuổi, tôi đọc cuốn Miếng da lừa của Balzan và đến bây giờ khi ngồi ngẫm lại câu chuyện mới thấy quy luật vẫn mãi là quy luật.

Nếu nói thương hiệu như con người thì câu chuyện Miếng da lừa của Balzan có thể là 1 phần liên tưởng để hiểu sâu về nó.

Nhân vật Raphael của Balzac vì muốn thỏa mãn mọi ước nguyện nên chấp nhận đánh đổi tất cả để lấy được miếng da lừa kể cả tuổi đời và nỗi đau. Tuy nhiên thật trớ trêu mỗi khi miếng da lừa co lại thì Raphael lại đau đớn và sống trong chịu đựng. Những ước nguyện ban đầu tưởng như không muốn của một chàng trai giờ lại càng khao khát khi được nếm thử mùi vị của sự giàu có, đàn bà và nổi tiếng.

Ở một khía cạnh nào đó, câu chuyện của Raphael cũng giống như như câu chuyện về Thương hiệu của mỗi doanh nghiệp. Nhiều thương hiệu lớn lên bằng những thủ đoạn, những tiểu xảo để thành danh trên thị trường nhưng sau đó càng lớn lên khi bắt đầu nếm mùi của sự nổi tiếng thì cũng là lúc miếng da lừa xuất hiện. Càng ước vọng thì càng gánh chịu những nỗi đau đến gần. Tuổi thọ càng giảm.

Hôm nay khi ngang qua vài điểm bán, những chai nước mắm giá cao giờ chỉ còn rất thấp để đẩy cho hết hàng vì sợ chỉ vài ngày nữa họ ko thể bán được 1 chai.

Cái giá của định vị thương hiệu rất quan trọng, nó không khác gì miếng da lừa cả. Mỗi ngày traii qua, tôi càng ngẫm lại thấy càng đúng với việc xây dựng một thương hiệu mới. Nếu chúng ta bắt đầu định vị theo chiều hướng đánh đổi thì khi nổi tiếng cũng là lúc miếng da lừa bắt đầu co lại và nỗi đau bắt đầu dằn vặt cho đến lúc chết. Cái chết trong mơ sẽ là cái kết đẹp cho "Một định vị sai",(cũng giống như Raphael đau đớn trước khi chết ước mơ ân ái với Pauline và chết trong tay nàng).

PHẠM THANH HẠT
CMO Gạo Việt Vinafood1

>> Trả lại tên cho nước mắm truyền thống

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...