Minh Phú bất ngờ đặt chỉ tiêu lợi nhuận sụt giảm 38%

CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú bất ngờ công bố kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận sau thuế chỉ còn 1.430 tỷ đồng, giảm 38% so với kế hoạch ban đầu là 2.300 tỷ đồng.
Minh Phú bất ngờ đặt chỉ tiêu lợi nhuận sụt giảm 38%

Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã:MPC) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ sẽ diễn ra vào ngày 29/6 tới đây với nhiều thay đổi so với quyết định trước đó.

Cụ thể, chỉ tiêu sản lượng xuất khẩu vẫn ghi nhận 77.400 tấn với doanh số 850 triệu USD không thay đổi so với kế hoạch ban đầu. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại giảm 38% so với kế hoạch ban đầu chỉ còn 1.430 tỷ đồng.

Trong đó, lợi nhuận từ nhà máy Cà Mau là 750 tỷ, nhà máy Hậu Giang khoảng 500 tỷ và lợi nhuận nuôi tôm 180 tỷ đồng.

Bên cạnh chỉ tiêu lợi nhuận, tài liệu họp ĐHĐCĐ của Minh Phú cũng cho biết hiện nay cơ cấu sở hữu công ty đã có thay đổi rất nhiều so với trước đây từ sau khi phát hành riêng lẻ cho cổ đông Mitsui(hiện nắm 35,1% vốn), nên ban điều hành, cổ đông lớn đề nghị bầu xét lại toàn bộ HĐQT, song song việc tuân thủ quy chế quản trị mới với 1/3 thành viên HĐQT độc lập.

Danh sách HĐQT dự kiến trình cổ đông bao gồm 9 thành viên, trong đó có 5 người cũ là ông Lê Văn Quang, bà Chu Thị Bình (vợ ông Quang), ông Lê Văn Điệp, bà Hồ Thu Lê (thành viên HĐQT độc lập) và ông Phan Thanh Lộc (thành viên HĐQT độc lập).

Bầu bổ sung thêm thành viên HĐQT bao gồm ông Bùi Anh Dũng (hiện đang là Phó Tổng Giám đốc), ông Osada Tsutomu, ông Tsukahara Kciichi, và ông Nguyễn Nhân Nghĩa (dự kiến là thành viên HĐQT độc lập thứ ba).

Ngoài ra, công ty cũng dự kiến trình cổ đông về việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng 3.038 tỷ đồng thu được từ đợt phát hành 60 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược Mitsui. Theo đó, Minh Phú sẽ dành 1.755 tỷ đồng để chi trả các khoản nợ ngắn hạn,mua cổ phần Minh Phú Hậu Giang, trả tiền mua tôm nguyên liệu, thành phẩm…

Mới đây, Minh Phú vừa vướng phải cáo buộc từ Nghị sĩ Lahood liên quan đến việc tránh thuế chống bán phá giá tôm tại Mỹ. Ngay sau đó, công ty đã có văn bản lên tiếng về sự việc và cho biết Minh Phú vẫn chưa chính thức nhận được bất kỳ thông tin hay cầu gì từ CBP cũng như bất kỳ cơ quan nào của Chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến cáo buộc và yêu cầu nói trên.

Đồng thời nhấn mạnh, hoạt động xuất khẩu tôm vào Mỹ của công ty vẫn tiến hành thông quan bình thường.

Thế nhưng, bất chấp việc cải chính, cổ phiếu MPC trên thị trường chứng khoán vẫn giảm không phanh 27% và chính thức chạm đáy 1 năm, từ mức 46.000 đồng/cp (đầu tháng 4) về chỉ còn 33.500 đồng/cp chỉ trong hơn 2 tháng.

Cũng trong tài liệu, Minh Phú cho biết vẫn còn lợi nhuận chưa phân phối hơn 800 tỷ đồng. Công ty dự kiến sẽ chia thêm cổ tức năm 2018 bằng tiền với tỷ lệ 20%, số tiền chi ra khoảng 528 tỷ đồng.

Trước đó, công ty đã thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông năm 2018 với tỷ lệ 50% (5.000 đồng cho mỗi cổ phiếu), tương đương với số tiền chi ra 692 tỷ đồng hồi cuối tháng 5.

Cập nhật kết quả kinh doanh mới nhất của Minh Phú cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2019 sản lượng xuất khẩu của công ty ước đạt 19.954 tấn sản phẩm, tăng 2,33% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu ước đạt 225 triệu USD, giảm 0,42% và hoàn thành gần 26% kế hoạch năm.

Minh Phú cho biết từ tháng 5 nguyên liệu tương đối dồi dào, giá nguyên liệu mua vào thấp nên lợi nhuận cho đến cuối năm sẽ bắt đầu khởi sắc.

Do nguyên liệu dồi dào nên công ty giảm giá thu mua, trong khi hợp đồng đã ký đang vượt công suất sản xuất của nhà máy. Do vậy, Minh Phú sẽ xuất thêm hàng tồn kho, dự kiến sản lượng và doanh số của tháng 6 sẽ tăng trưởng tốt và lợi nhuận cũng sẽ tốt hơn.

Bên cạnh đó, giá tôm thế giới dự kiến sẽ tăng từ tháng 6 đến hết tháng 10 khoảng 10%. Năm nay, do giá tôm thấp, người nuôi tôm Ấn Độ giảm nuôi nên nguồn cung nguyên liệu thiếu so với nhu cầu các nhà máy chế biến Ấn Độ, kéo giá tôm thành phẩm tại Ấn Độ cũng bị đẩy lên cao. Vì vậy, từ giữa tháng 5 giá tôm thế giới đã tăng trở lại.

Đặc biệt, ngày 25/6 vừa qua, Hội đồng châu Âu đã thông qua nội dung của Hiệp định EVFTA và IPA, mở đường cho việc ký kết các Hiệp định. Dự kiến hai bên sẽ ký kết đồng thời cả hai Hiệp định này vào ngày 30/6/2019 tại Hà Nội.

Đây là một tin mừng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành dệt may, thủy sản nói riêng bởi đây sẽ là cú hích rất lớn cho cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu.

 >> Bị cáo buộc né thuế, Minh Phú nói gì?

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...