Mỗi tuần một cổ phiếu: Mua CTD với giá mục tiêu 90.400 đồng/cp

Đây là khuyến nghị của Chứng khoán Phú Hưng dựa trên cơ sở nỗ lực tái cơ cấu của Coteccons sẽ giúp biên lợi nhuận công ty được cải thiện làm cho lợi nhuận phục hồi trở lại.
Mỗi tuần một cổ phiếu: Mua CTD với giá mục tiêu 90.400 đồng/cp

Theo CTCK Phú Hưng (PHS), trong 6 tháng đầu năm 2020, CTCP Xây dựng Coteccons (mã: CTD) đạt 7,525 tỷ đồng doanh thu (giảm 25% so với cùng kỳ), do sự sụt giảm số lượng hợp đồng ký mới và dịch Covid-19. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp tăng từ 4,6% lên 5,8%, làm lợi nhuận gộp chỉ giảm 4% so với cùng kỳ.

Biên lợi nhuận của Coteccons cải thiện bị bù trừ bởi sự gia tăng mạnh của chi phí tài chính. Việc đánh giá lại khoản đầu tư vào Ricons dẫn đến chi phí tài chính từ 0 đồng trong nửa đầu năm 2019 (côngty không có vay nợ) lên 30 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020. 

Tuy nhiên, xét riêng trong quý II, biên lợi nhuận của công ty vẫn tăng trưởng dù cho có giãn cách xã hội. Đó là nhờ kết quả của việc tái cơ cấu hoạt động, khi doanh nghiệp tập trung vào giảm chi phí quản lý, kiểm soát lãng phí và nâng cao năng suất lao động.

PHS dự phóng doanh thu năm 2020 của Coteccons sẽ đạt 18.300 tỷ đồng (giảm 23% so với cùng kỳ), dựa trên quan điểm thận trọng do ảnh hưởng của dịch bệnh và lo ngại về tăng trưởng số lượng các hợp đồng ký mới.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng của biên lợi nhuận sẽ giúp cho lợi nhuận sau thuế đạt 824 tỷ đồng (tăng 16% so với năm trước) vì sự giảm nhẹ xung đột của ban điều hành sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty và nỗ lực tái cơ cấu sẽ mang lại kết quả tốt cho Coteccons vào cuối năm.

Theo PHS, Coteccons có khả năng phục hồi mạnh nhất trong ngành xây dựng khi thị trường bất động sản khởi sắc trở lại. Công ty có bảng cân đối tài chính khỏe mạnh, tạo lợi thế cạnh tranh khi tham gia vào các dự án quy mô lớn. Tình hình tài chính vững chắc sẽ cung cấp cho Coteccons sự linh hoạt để có thể ứng phó trong khoảng thời gian này.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CTD đang được giao dịch tại vùng giá 73.000 đồng/cp, thấp hơn giá mục tiêu của PHS gần 24%.

Xung đột đã được hoá giải

Sau những động thái "nhượng bộ" và thể hiện được quyết tâm gắn bó của "phe" ông Trần Bá Dương trước và sau đại hội đồng cổ đông thường niên 2020, mới đây, HĐQT Coteccons vừa thông qua việc từ nhiệm của các thành viên Ban thư ký HĐQT vì lý do cá nhân.

Bao gồm, ông Vũ Duy Lam, Trưởng ban và 2 thành viên là ông Vũ Kiên Hoà Nhân và ông Trần Quý Việt Tuấn. Công ty thống nhất bổ nhiệm ông Nguyễn Anh Vũ là Thư ký HĐQT thay thế.

Cùng với đó, Coteccons cũng thông qua đơn từ nhiệm chức danh Kế toán trưởng của bà Vũ Thị Hồng Hạnh vì lý do cá nhân, có hiệu lực từ ngày 14/9/2020, thay thế HĐQT thống nhất bổ nhiệm bà Cao Thị Mai Lê đảm nhận vị trí trên. 

Trước đó, HĐQT Công ty cũng thông qua việc từ nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc của ông Trần Quang Quân từ ngày 5/8/2020. Tiếp nối động thái miễn nhiệm Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Sỹ Công do kết thúc nhiệm kỳ theo quy định, từ ngày 5/8/2020. 

Ngược lại, Coteccons bổ nhiệm 2 cá nhân mới vào Thành viên HĐQT công ty là ông Bolat Duisenov, quốc tịch Kazakhstan và ông Herwig Guido H. Van Hove quốc tịch Bỉ. Đây là 2 đại diện của Kusto Việt Nam và The8th Pte Ltd. 

Trong đó, ông Bolat Duisenov được đề cử là người đại diện theo pháp luật của công ty. Ông Bolat Duisenov hiện là Tổng Giám đốc của Kusto Việt NamNam. Như vậy, sau bổ nhiệm, Coteccons có 2 người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Bá Dương và ông Bolat Duisenov. Mỗi người đều có quyền và nghĩa vụ như nhau theo quy định. 

Về vị trí Tổng Giám đốc, sau khi ông Công rời bỏ giữa xung đột lợi ích cao trào, mới đây HĐQT Coteccons đã bổ nhiệm quyền Tổng Giám đốc (trong thời gian chưa bổ nhiệm Tổng Giám đốc Công ty) từ ngày 6/8/2020 đối với ông Võ Thanh Liêm. Quyền Tổng Giám đốc tạm thời có quyền và nghĩa vụ tương đương Tổng Giám đốc theo quy định. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...