Một số thuốc giả được phát hiện tại trung tâm bán buôn thuốc Hapulico

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị ngành Y tế thành phố Hà Nội xác minh một số thuốc giả, nghi ngờ giả xuất hiện trong chuỗi cung ứng tại Trung tâm bán buôn thuốc Hapulico...

Tại công văn gửi Sở Y tế thành phố Hà Nội về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, phòng chống thuốc giả, Cục Quản lý Dược cho biết, đầu năm đến nay, cơ quan này liên tục nhận từ Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam; Công ty TNHH Novartis Việt Nam; Văn phòng đại diện F.Hoffmann-La Roche Ltd tại Hà Nội; Văn phòng đại diện Les Laboratoires Servier tại Hà Nội; Văn phòng đại diện Takeda Pharmaceuticals (Asia Pacific) Pte., Ltd… thông tin về việc phát hiện một số lô thuốc giả, nghi ngờ giả, không rõ nguồn gốc.

Những thuốc giả, nghi ngờ giả được phát hiện tại trung tâm bán buôn thuốc Hapulico gồm các loại thuốc điều trị viêm mắt, nhiễm khuẩn ở mắt, thuốc ung thư.

Xác minh một số thuốc giả được phát hiện tại Trung tâm bán buôn thuốc Hapulico

Các thuốc được Cục Quản lý Dược nêu gồm: TobraDex, hộp 1 lọ đếm giọt Droptainer 5ml, ghi nhãn số lô: 22C10HB, ngày hết hạn/EXP: 10/03/2024, ngày sản xuất/ MFD: 10/03/2022; số lô: 22B16LA, ngày hết hạn/EXP: 16/02/2024, ngày sản xuất/ MFD: 16/02/2022 (thuốc để điều trị viêm mắt, nhiễm khuẩn ở mắt); thuốc Adcetris 50mg, ghi nhãn số đăng ký: 1-647-15, Public Price: 13071.30 SR (thuốc ung thư).

Từ thông tin đó, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn về dược của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu, thuốc mua bán không có hóa đơn chứng từ hợp lệ.

Liên quan đến thuốc giả, tại Hà Nội mới đây Đội Quản lý thị trường số 1 cùng Đội Quản lý thị trường số 22 - Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội phối hợp với Công an quận Bắc Từ Liêm đột xuất kiểm tra một cơ sở kinh doanh trên phố Trần Cung, quận Bắc Từ Liêm.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này đang kinh doanh hàng nghìn tuýp thuốc trị bệnh trĩ nhãn có chữ Mr.daflon, loại 15g/tuýp. Toàn bộ số hàng hóa được phát hiện là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ.

Đặc biệt, khi kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, lực lượng chức năng phát hiện, cơ sở kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng không có giấy chứng nhận kinh doanh theo quy định và không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...