Một vị thế mới và một tầm cao mới!

Tự hào về quá khứ, vui mừng với hiện tại, người dân cả nước hướng tới kỷ niệm 73 năm ngày Quốc khánh 2/9 với những kỳ vọng riêng, nhưng trên hết đều mong rằng triển vọng đi lên của đất nước không chỉ
Một vị thế mới và một tầm cao mới!

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các trưởng đoàn dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 25, tháng 11/2017. Ảnh: Nhan Sáng

Thành quả trên mọi mặt trận

Ngày 2/9 cách đây 73 năm tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Chặng đường 73 năm qua dẫu đầy gập ghềnh, chông gai, nhưng tinh thần quật khởi và giá trị kinh nghiệm lịch sử của Cách mạng Tháng Tám luôn là nguồn lực để viết tiếp những trang sử vẻ vang. Thành quả to lớn nhất là chiến thắng các thế lực đế quốc ngoại xâm, giải phóng đất nước. Như nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định, đây là thành công rất lớn, ít quốc gia nào đạt được.

Thành quả tiếp theo là thực hiện được công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Hơn 30 năm đổi mới đã đưa đất nước lên tầm cao mới, có vị thế mới. Từ một nước kém phát triển trở thành nước đang phát triển; kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại… đều phát triển với những triển vọng tốt đẹp, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Và từ dấu mốc 73 năm hôm nay nhìn lại, những người dân nước Việt thấy tự hào bởi những thành quả đất nước đã đạt được.

Điểm lại những thành quả của đất nước, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ rõ, sau hơn 30 năm đổi mới, tăng trưởng kinh tế luôn giữ ở mức rất cao, bình quân 6,6%/năm, có năm đạt trên 8,4%... Thu nhập bình quân đầu người từ chỗ chỉ 100 USD trước đổi mới, hiện đã tăng lên gần 2.400 USD. Hiện cả nước đã có trên 700.000 DN trong nước, hơn 20.000 DN vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đã xuất hiện những DN được xếp hạng trong khu vực với một đội ngũ lao động được đào tạo và rèn luyện trong môi trường cạnh tranh...

Những công trình hiện đại không ngừng mọc lên. Chỉ riêng tại Hà Nội, cũng khó có thể đếm hết những công trình tầm cỡ quốc tế, các tuyến đường lớn… đã mang đến cho đất nước một tầm vóc mới.

Dự báo tình hình, nắm bắt thời cơ

Như nhiều chuyên gia nhận định, đổi mới cũng là một chặng đường hội nhập sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Và 73 năm sau chiến tranh, Việt Nam đã tiến một bước dài trên con đường hội nhập và phát triển. Việt Nam hiện nay đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu với tổng kim ngạch xuất khẩu gần 300 tỷ USD, gấp khoảng 1,5 lần GDP.

Việt Nam có quan hệ kinh tế thương mại với hầu hết nền kinh tế trên thế giới, là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư từ hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ với khoảng 20.000 dự án. Đến nay, đã có tổng cộng 71 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường; đã ký kết 13 hiệp định thương mại tự do, trong đó có 10 hiệp định đã có hiệu lực. Hội nhập kinh tế tiếp tục tạo thêm nguồn lực cho phát triển kinh tế Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã nhận định: Tầm vóc, vị thế và uy tín trong nước được nâng lên một tầm cao mới. Cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao vai trò và trách nhiệm của Việt Nam trong hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế. Năm 2017, thứ hạng của Việt Nam trên nhiều bảng xếp hạng của thế giới được cải thiện đáng kể như chỉ số môi trường kinh doanh tăng 9 bậc, chỉ số năng lực cạnh tranh tăng 5 bậc, chỉ số đổi mới sáng tạo tăng 12 bậc, xếp hạng về triển vọng của Việt Nam nâng từ mức ổn định lên mức tích cực...

Đặc biệt, Hiệp định Ðối tác xuyên Thái Bình Dương toàn diện và tiến bộ (CPTPP) đang mở ra những cơ hội phát triển và hợp tác to lớn về thương mại, đầu tư, tăng trưởng kinh tế, cải cách thể chế. Cùng với đó, thành công của năm APEC 2017 cũng tạo được một niềm tin mới, một sức mạnh mới, khí thế mới cho hội nhập sâu rộng.

Tuy nhiên, những khó khăn thách thức không phải đã hết. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng nếu cứ bằng lòng với những thành tựu ấy thì không thể vươn cao và xa hơn nữa. Nhiều chuyên gia đã chỉ rõ, so với các nước trong khu vực, mức thu nhập bình quân của chúng ta vẫn thấp. Nếu không muốn bị bỏ lại quá xa đòi hỏi phải nỗ lực để tiến nhanh hơn nữa. Chưa kể, tăng chất lượng nguồn nhân lực và tạo ra khả năng cạnh tranh quốc tế cao, đó là những việc quan trọng để Việt Nam không bị tụt lại phía sau.

Năm nay, kỷ niệm 73 năm Ngày Quốc khánh, cũng là năm thứ ba, năm bản lề thực hiện Nghị quyết Ðại hội XII của Ðảng, người dân hy vọng, phát huy thành tựu kinh tế - xã hội 73 năm qua, thời gian tới, Việt Nam tiếp tục khẳng định hoàn thiện thể chế; sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời chủ động hội nhập quốc tế để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia, nhưng vẫn phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế. Tận dụng được cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh và mạnh để nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, thu hẹp dần khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới.

Theo Kinh tế đô thị 

kinhtedothi.vn/vi-the-moi-tam-cao-moi-324241.html http://kinhtedothi.vn/vi-the-moi-tam-cao-moi-324241.html

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…