Mua bán Sáp nhập doanh nghiệp: Cơ hội “vàng” tại thị trường Việt Nam

Những năm qua, kinh tế thế giới đã chứng kiến làn sóng M&A diễn ra mạnh mẽ với quy mô lớn. Những đợt sóng này đã không còn bó hẹp trong phạm vi các quốc gia có nền kinh tế phát triển mà đã lan toả sang các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.

Tại Việt Nam, thị trường M&A diễn ra sôi động với khá nhiều thương vụ lớn, trở thành điểm đến M&A hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Nhiều nhà đầu tư quốc tế đã lựa chọn Việt Nam để thực hiện nhiều thương vụ M&A lớn và thu được lợi nhuận đáng kể từ việc tận dụng những nền tảng kinh doanh sẵn có của các doanh nghiệp Việt Nam sau khi M&A.

Thống kê trong giai đoạn 2007-2017, hoạt động M&A tại Việt Nam gia tăng mạnh mẽ, năm 2017 đạt khoảng 10 tỷ USD, trong đó có sự đóng góp 50% giá trị của thương vụ Sabeco. Giai đoạn 2018-2019, giá trị M&A tuy giảm nhẹ, song năm 2019, tổng giá trị M&A tại Việt Nam đạt khoảng 7,2 tỷ USD, bằng 94,7% so với năm 2018.

Như vậy, năm 2019 về giá trị tuy giảm so với giai đoạn 2016-2017, nhưng trên thị trường M&A Việt Nam vẫn xuất hiện nhiều yếu tố tích cực, thị trường chứng kiến nhiều thương vụ lớn với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài và các tập đoàn tư nhân lớn. Điển hình như: Thương vụ hợp nhất, hoán đổi cổ phần giữa VinCommerce & VinEco với Masan Group. KEB Hana Bank (Hàn Quốc) mua lại 15% vốn điều lệ của BIDV…

Năm 2020, do tác động bởi đại dịch Covid-19, hoạt động M&A trên thế giới và Việt Nam có xu hướng giảm mạnh và hoạt động này dự báo sẽ phục hồi trở lại vào cuối năm 2021. Theo đó, hoạt động M&A doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đón dòng vốn đầu tư dịch chuyển từ những thị trường lớn; từ thực hiện cam kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; từ việc sửa đổi luật pháp về đầu tư kinh doanh; từ việc đẩy mạnh M&A từ các tập đoàn lớn trong chiến lược tái cơ cấu, hoàn thiện hệ sinh thái, chuỗi giá trị...

Có nhiều yếu tố khiến nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn Việt Nam làm điểm đến chuyển hướng đầu tư kinh doanh, nhưng nhìn chung yếu tố giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế là sự ổn định chính trị, kinh tế đạt mức tăng trưởng dương trong khi đại dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng trên toàn cầu. Hơn nữa, với dân số 100 triệu dân, cùng với lực lượng lao động dồi dào, Việt Nam được coi là thị trường tiêu thụ lớn.

Làn sóng dịch chuyển đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Làn sóng dịch chuyển đầu tư nước ngoài vào Việt Nam những năm tới thị trường M&A Việt Nam sẽ liên tục tăng về cả chất và lượng. Việt Nam cũng là nước có lợi bởi các hiệp định thương mại tự do mới CPTPP, EVFTA… Các dòng vốn cũng như các doanh nghiệp sản xuất sẽ dịch chuyển từ các nước lớn không còn an toàn sang các nước đang phát triển có chính trị ổn định và chính sách kêu gọi đầu tư hấp dẫn như Việt Nam. 

Tính đến giữa tháng 6/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 15,27 tỷ USD. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 9,24 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020 (Theo số liệu của bộ KH&ĐT). Trong tình hình diễn biến của đại dịch Covid 19 và tình hình căng thẳng về chính trị thế giới hiện nay đây quả thật là một thành tựu và cơ hội của nền kinh tế Việt Nam.

Những yếu tố này là một tiền đề và động lực quan trọng cho một thị trường mua bán sát nhập doanh nghiệp sôi động tại Việt Nam trong thời gian tới.

1. M&A diễn ra mạnh mẽ thông quan thị trường chứng khoán

Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam ngày một tăng nhanh tính đến 30.6.2021 quy mô vốn hóa của thị trường đã đạt hơn 8,2 triệu tỷ với hơn 1700 mã giao dịch chứng khoán trên 03 sàn giao dịch Hase, Hose và Upcom và còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Năm 2021 đánh dấu những đỉnh mới của thị trường chứng khoán vào ngày 28/06 với chỉ số Vn indext tại thời điểm đóng cửa là 1408 điểm. Tính riêng sàn Hose 06 tháng đầu năm 2021, giá trị giao dịch bình quân đạt trên 19.639 tỷ đồng/phiên với khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt 704,06 triệu cổ phiếu, tương ứng tăng 198,44% về giá trị và tăng 106% về khối lượng so với mức thanh khoản năm 2020 (trên 6.200 tỷ đồng/phiên và khối lượng giao dịch bình quân ở mức 334 triệu cổ phiếu/phiên). 

Đặc biệt, trong phiên giao dịch ngày 04/06/2021, thanh khoản lập kỷ lục với giá trị giao dịch lên tới trên 30.728 tỷ đồng. Với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chính là nền tảng thúc đẩy mạnh mẽ cho thị trường M&A trăm hoa đua nở. Một thực tế thị trường chứng khoán cũng liên tục chứng kiến những thương vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp. Một làn sóng rễ dàng nhận thấy nhất là việc niêm yết cửa sau các doanh nghiệp vào các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Thực tế việc này chính là việc một doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán mua và sáp nhập (M&A) với một doanh nghiệp chưa niêm yết.

Làn sóng M&A được thể hiện trên thị trường chứng khoán mạnh mẽ ở các hình thái khác nhau trong hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp đầy đủ ở các hình thức: 

- Một là hình thức M&A theo chiều ngang: là việc các doanh nghiệp trên sàn tăng vốn và thâu tóm các công ty cùng lĩnh vực các đối thủ cạnh tranh để mở rộng quy mô và thị trường. Điển hình có thể kể đến thương vụ đình đám KEB Hana Bank mua 15% cổ phần BIDV tương ứng với hơn 603 triệu cổ phần trị giá trên 20.000 tỷ đồng, thương vụ này cũng đưa BIDV trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Thương vụ không kém nổi tiếng khác là Công ty cổ phần Vinamilk thâu tóm công ty cổ phần sữa Mộc Châu (GTN). Hay thương vụ mua lại 25% cổ phần của dược phẩm Hà Tây của công ty dược phẩm Aska.

- Hai là hình thức M&A theo chiều dọc để kết hợp các công ty có lĩnh vực kinh doanh hỗ trợ lẫn nhau, tạo thành chuỗi liên kết nâng cao hiệu quả kinh doanh mà chúng ta có thể nhìn thấy điển hình ở thương vụ Masan mua lại hệ thống bán hàng Vinmart của tập đoàn Vincom.

- Ba là hình thức M&A kết hợp (Conglomerate) để đầu tư sang các lĩnh vực kinh doanh mới, thay đổi mô hình sang các công ty kinh doanh đa ngành, các tập đoàn kinh tế. Điển hình gần đây chúng ta thấy là thương vụ sở hữu của Thái Holding với Liên việt Postbank. Vinacapital sở hữu 30% của bệnh viện Thu Cúc.

Sự trỗi dậy trong lĩnh vực M&A của thị trường bất động sản

Trong thời gian tới chúng ta cũng sẽ chứng kiến M&A trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản sẽ phát triển mạnh mẽ theo cả chiều rộng và chiều sâu, góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh sự phát triển của thị trường “nóng” này. 

Thị trường bất động sản có những phát triển vượt bậc tại Việt Nam trong hai thập kỷ vừa qua. Để có thể đạt được hiệu quả kinh doanh trong việc phát triển các dự án bất động sản ngày này đòi hỏi tính chuyên nghiệp của các nhà phát triển. Sự tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản cũng để lại những hệ lũy rất lớn, rất nhiều dự án bất động sản hiện nay lâm vào tính trạng chết “lâm sàng” do sản phẩm không phù hợp, đầu tư thiếu nguồn lực, nợ tiền sử dụng đất và tình trạng pháp lý… tăng nhanh. 

Chính phủ đã có nhiều chính sách tháo gỡ và hỗ trợ doanh nghiệp nhưng về căn bản cách thức giải quyết là việc bán lại dự án cho một nhà phát triển dự án chuyên nghiệp đủ năng lực tái cơ cấu. Bên cạnh đó là các sẽ là các thương vụ sáp nhập doanh nghiệp để nâng cao quy mô, tính chuyên nghiệp và hệ thống quản lý sẽ đẩy mạnh thị trường M&A trong lĩnh vực Bất động sản. Chính bởi vậy trong thời gian vừa qua rất nhiều các thương vụ M&A “khủng” trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đã diễn ra: Thương vụ An Quý Hưng mua lại 57,71% cổ phần của Vinaconex tương đương 7.367 tỷ đồng. Nhóm nhà đầu tư KKR (trong đó có Temasek của singapore) đã đầu tư 15,1 nghìn tỷ đồng (650 triệu USD), tương ứng 6% cổ phần Vinhomes. Keppel Land thông qua công ty con là Portsville đã chuyển nhượng cho Nam Long Group 30% cổ phần trong dự án Đồng Nai Waterfront City với giá trị 1,951 tỷ Đồng. Him Lam mua 21,5% cổ phần tương ứng hơn 67 triệu cổ phiếu tại DIC CORP với trị giá khoảng 1600 tỷ đồng.

Đứng trước một vận hội Việt Nam là điểm đến của các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là những thuận lợi sau đại dịch Covid 19 và lãi suất trong nền kinh tế duy trì cao hơn so với mặt bằng thế giới. Thị trường chứng khoán phát triển vượt bậc trở thành một trong những thị trường đầu tư hấp dẫn hàng đầu thế giới. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư quốc tế, là kênh đầu tư căn bản của các nhà đầu tư cá nhân trong nước. Thị trường M&A sẽ theo đó mà trở thành một lĩnh vực kinh doanh đầy “béo bở”, và đứng trước một cơ hội “vàng” cho các nhà đầu tư cho, các doanh nghiệp sử dụng hình thức M&A là một chiến lược trong kinh doanh.

"Trong những tháng đầu năm 2021, Công ty cổ phần Tập đoàn ELMA liên tục nhận được đặt hàng về việc tìm kiếm các cơ hội kinh doanh của đối tác và khách hàng trong việc tìm mua các công ty sở hữu các dự án bất động sản và các công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Số lượng đặt mua các dự án bất động sản tăng 257% so với năm 2020, tổng giá trị đặt mua cao hơn 360% so với năm 2020 đạt 47.000 tỷ đồng. Trên thị trường chứng khoán số lượng các nhà đầu tư tìm mua công ty niêm yết tăng 189% so với 2020 với hơn 70 nhà đầu tưlà đối tác của ELMA tìm kiếm các cơ hội kinh doanh trên thị trường chứng khoán thông qua phương án mua bán sáp nhập doanh nghiệp”.

Ông Nguyễn Đức Thuận – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn ELMA

Có thể bạn quan tâm