Mùa ĐHĐCĐ: Lộ diện nhiều mục tiêu kinh doanh khủng

Được dự báo tình hình kinh doanh sẽ vẫn gặp khó trong nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn tự tin đưa ra những kế hoạch doanh thu và lợi nhuận khủng trình cổ đông trong mùa ĐHĐCĐ năm nay.
Mùa ĐHĐCĐ: Lộ diện nhiều mục tiêu kinh doanh khủng

Mới đây nhất, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019, cổ đông CTCP Đầu tư Văn Phú – Invest (mã: VPI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019 với chỉ tiêu doanh thu hợp nhất đạt 3.305 tỉ đồng, gấp 6,5 lần kết quả năm 2018; lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 510 tỉ đồng, tăng 17,2% so với lãi ròng năm 2018.

Ngay sau khi những thông tin này được công bố, cổ phiếu VPI đã bật tăng mạnh từ mức giá 41.200 đồng/cp (phiên 19/3) lên 41.900 đồng/cp (tạm tính đến phiên sáng 22/3).

Ngoài ra, CTCP Cao su Phước Hoà (mã: PHR) cũng đặt kế hoạch doanh thu đạt 2.192,5 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.246 tỷ đồng trong năm 2019, tăng lần lượt 32% và gấp đôi thực hiện năm 2018.

Trong khi đó, công ty dự báo giá bán cao su thiên nhiên năm 2019 vẫn ở mức thấp, giảm 20% so với năm trước. Vườn cây già phải tiếp tục thanh lý, thời tiết thất thường... là những nguyên nhân ảnh hưởng tới sản lượng khai thác cũng như doanh thu, lợi nhuận công ty.

Mức tăng trưởng lợi nhuận kế hoạch đột biến nhất phải kể đến CTCP  Đạt Phương (mã: DPG). Năm 2019, doanh nghiệp này đặt kế hoạch doanh thu tăng trưởng 179% lên 2.812 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 513 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần kết quả năm 2018. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ là 438 tỷ đồng.

CTCP Mía đường Lam Sơn (mã: LSS) đặt kế hoạch cho niên độ tài chính 2018-2019 (từ ngày 1/7/2018 tới 30/6/2019), doanh thu 1.600 tỷ đồng, tăng 17% so với thực hiện năm trước; lợi nhuận trước thuế 95 tỷ đồng, tăng đến 177%. Đáng chú ý, Mía đường Lam Sơn đặt mục tiêu lợi nhuận tăng đột biến cho niên độ 2018-2019 trong bối cảnh ngành mía đường Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Bên cạnh những kế hoạch kinh doanh khủng thì vẫn có những doanh nghiệp đặt “số lùi”, thậm chí còn giảm sâu. Đáng chú ý, trong danh sách này còn xuất hiện cả những ông lớn như CTCP Tập đoàn Hoà Phát (mã: HPG) với chỉ tiêu doanh thu tăng 24% lên 70.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại giảm 22% xuống còn 6.700 tỷ đồng trong năm 2019.

Hay như CTCP Cơ điện lạnh (mã: REE) vừa thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019 với doanh thu tăng 10% lên 5.577 tỷ đồng. Trong đó, mảng cơ điện lạnh đóng góp 3.600 tỷ đồng, theo sau là văn phòng cho thuê 836 tỷ đồng, điện và nước 772 tỷ đồng. Tuy nhiên, REE dự kiến lợi nhuận sau thuế chỉ còn 1.465 tỷ đồng, giảm 18% so với kết quả năm 2017. 

Ngoài ra, Tổng CTCP Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu Khí (mã: PVC) hay CTCP Bột giặt và Hóa chất Đức Giang (mã: DGC), CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (mã: DCM)… cũng góp mặt trong danh sách này.

>> Biến động bất thường trước thềm ĐHĐCĐ bất thường của Maseco

Có thể bạn quan tâm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...