Mua hàng trực tuyến từ nước ngoài sẽ phải nộp thuế, khai hải quan

Các sản phẩm cá nhân đặt mua trực tuyến từ nước ngoài gửi về Việt Nam, hoặc ngược lại sẽ phải chịu thuế nhập/xuất khẩu theo quy hiện hiện hành. Các đơn vị vận chuyển hàng sẽ thay người mua kê khai hải quan và nộp thuế.
Mua hàng trực tuyến từ nước ngoài sẽ phải nộp thuế, khai hải quan

Đây là nội dung với dự thảo Nghị định quản lý hàng hóa xuất/nhập khẩu theo diện mua bán qua thương mại điện tử đang được Bộ Tài chính gửi lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương.

Theo đó, dự thảo nghị định này nhằm vào quản lý thủ tục hải quan, thuế xuất/nhập khẩu với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử (như qua Amazon, Alibaba, website thương mại). Người mua hàng, chủ sàn thương mại điện tử (hoặc qua địa lý làm thủ tục hải quan, đơn vị vận chuyển) có trách nhiệm kê khai hải quan và nộp thuế.

Để quản lý hiệu quả hoạt động mua bán trực tuyến xuyên biên giới, Bộ Tài chính đề xuất xây dựng hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan với hàng hóa xuất/nhập khẩu qua giao dịch trực tuyến, do Tổng cục Hải quan quản lý. Hệ thống sẽ tiếp nhận, tích hợp, chia sẻ thông tin về đơn hàng từ phía người bán hoặc sàn giao dịch thương mại...

Hàng hóa này được miễn quản lý, kiểm tra chuyên ngành với các nhóm hàng hóa tương ứng đang được miễn hiện hành; hoặc hàng xuất/nhập khẩu có giá trị từng mặt hàng trong đơn hàng từ 1 triệu đồng trở xuống, hoặc mặt hàng đơn lẻ có giá trị từ 5 triệu đồng trở xuống. Mỗi người được miễn quản lý, kiểm tra chuyên ngành 1 đơn hàng/ngày và không quá 4 đơn hàng/tháng.

Về thuế, mức thuế thu trên hàng hóa mua bán xuyên biên giới qua thương mại điện tử được tính và nộp thuế theo danh mục thuế với hàng hóa xuất/nhập khẩu thông thường. Số thuế sẽ tính trên toàn bộ giá trị số hàng hóa xuất/nhập khẩu.

Trừ hàng miễn thuế, các loại thuế người mua hàng phải nộp gồm: Thuế xuất/nhập khẩu, thuế bổ sung (như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng.

Đặc thù mua bán hàng hóa qua thương mại điện tử xuyên biên giới chủ yếu được đặt mua vào các dịp giảm giá, khuyến mại, thanh toán trực tuyến và hàng được chuyển trực tiếp tới người nhận. Do đó, Bộ Tài chính đề xuất giá tính thuế và kê khai hải quan căn cứ theo trị giá giao dịch thực trên trên hóa đơn, chứng từ thanh toán và tài liệu khác (gồm cả chi phí vận tải và bảo hiểm quốc tế nếu có).

Theo Bộ Tài chính, hiện một số quốc gia trên thế giới đã quản lý và thu thuế với hàng hóa mua bán thương mại điện tử xuyên biên giới, như Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada...

Hiện hình thức mua bán qua thương mại điện tử tại Việt Nam tăng rất nhanh, bình quân khoảng 30%/năm. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2020, hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử làm thủ tục thông quan tại Hà Nội ước đạt trên 1 tỷ USD. Còn theo số liệu 1 công ty vận chuyển hàng nhập khẩu từ Trung Quốc do người Việt đặt mua qua sàn thương mại điện tử tại Việt Nam (như Shopee, Lazada), năm 2020 khoảng 551 triệu USD, nửa đầu năm 2021 khoảng 118 triệu USD.

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng quy định mới từ ngày 1/1/2023.

Xem thêm

Hàng xách tay... nội địa

Hàng xách tay... nội địa

“Hàng xách tay” – 3 từ đó như một tấm vé đảm bảo (một cách tương đối) chất lượng hàng hóa từ nước ngoài (mang theo người) về Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm