Muốn về đích đúng hạn, đầu tư công phải giải ngân 247.000 tỷ đồng trong hơn một tháng

Có 21/52 bộ, cơ quan Trung ương và 30/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị sáng 27/11
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị sáng 27/11

Sáng 27/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương về kiểm điểm, đánh giá tình hình, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.

Theo báo cáo kết quả đạt được, giải ngân đến hết tháng 10/2023 đạt gần 389,7 nghìn tỷ (55,02% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), tăng 3,68% và tăng trên 99.000 tỷ về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2022.

Ước giải ngân đến hết tháng 11/2023 đạt gần 461.000 tỷ (65,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), cao hơn 6,77% và cao hơn 122,6 nghìn tỷ về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, có 21/52 bộ, cơ quan Trung ương và 30/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao với tổng số vốn gần 16,2 nghìn tỷ đồng. Có 43 bộ, cơ quan Trung ương và 28 địa phương giải ngân dưới mức trung bình của cả nước.

Đến hết tháng 11, bình quân các bộ, cơ quan, địa phương này chỉ đạt tỷ lệ giải ngân khoảng 44%, trong đó 15 bộ, cơ quan Trung ương chỉ giải ngân được dưới 15%, 8 địa phương giải ngân dưới 50%.

Nhiều dự án lớn, trọng điểm quốc gia còn chậm tiến độ, bố trí kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư chậm. Công tác lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách chưa tốt, chưa sát với thực tiễn, khả năng thực hiện, còn dàn trải, bình quân, thiếu trọng tâm, trọng điểm.

Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị dự án còn hạn chế, phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chưa phù hợp, dẫn tới phải điều chỉnh nhiều lần, còn vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, năng lực nhà thầu thi công một số dự án còn hạn chế. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự sát sao, quyết liệt, kịp thời.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng phê bình các bộ, cơ quan, địa phương có tỉ lệ giải ngân thấp và chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công. Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương này cần nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan, trên cơ sở đó phải quyết liệt triển khai các giải pháp để cải thiện giải ngân vốn đầu tư công.

Tính đến hiện tại chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc niên độ ngân sách nhà nước năm 2023, trong khi khối lượng giải ngân còn khoảng 247.000 tỷ đồng.

Vì vậy, Thủ tướng đề nghị mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là người đứng đầu, cần nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm với dân với nước để không cần phải họp nhiều mà công việc vẫn chạy, phát huy tinh thần vượt khó, lấy khó khăn, thách thức là động lực để phấn đấu vươn lên, quyết tâm giải ngân ít nhất 95% kế hoạch được giao năm 2023.

Theo Thủ tướng, tình trạng chậm giải ngân đầu tư công đã kéo dài nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ, Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, các cấp ủy đều xác định giải ngân đầu tư công là công việc trọng tâm, trọng điểm.

Đồng thời, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, 3 động lực chính cần ưu tiên thúc đẩy bao gồm đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng. Do đó, cần nêu cao trách nhiệm để góp phần thực hiện kết luận của Trung ương, chỉ đạo của Bộ Chính trị, góp phần vừa thúc đẩy tăng trưởng, sản xuất kinh doanh, vừa tạo việc làm, sinh kế cho người dân.

Xem thêm

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 30,49% kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 30,49% kế hoạch

Chiều 4/7, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, dự kiến đến 30/6, số liệu giải ngân ước đạt gần 216.000 tỷ đồng, đạt 30,49% so với kế hoạch Chính phủ giao, cao hơn cùng kỳ năm 2022 (27,75%)...

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...