Năm 2023, biên lãi thuần của các ngân hàng có thể bị thu hẹp

Đây là nhận định của FiinRatings tại báo cáo "Nhìn lại 2022 và triển vọng thị trường vốn 2023"...

Cụ thể, FiinRatinsg cho rằng, dự kiến trong năm 2023, biên lãi thuần (NIM) của các ngân hàng có khả năng bị thu hẹp khi lãi suất huy động tăng mạnh hơn lãi suất cho vay.

Theo đơn vị này, từ cuối năm 2022, Ngân hàng Nhà nước cũng đã đưa ra chỉ đạo cho các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay theo quy mô và tiềm lực để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế và đề xuất xử lý các ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất. Điều này có thể gây khó khăn trong việc huy động vốn cho các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ do không còn lợi thế cạnh tranh về lãi suất đối với các ngân hàng lớn.

biên lãi thuần ngân hàng

Trong năm 2022, chất lượng tín dụng của các ngân hàng có sự phân hóa mạnh. Bằng chứng tiêu biểu nhất là tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh ở một số ngân hàng sau khi Thông tư 14/2021/TT-NHNN kết thúc vào 30/6/2022. Một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh như NCB, SCB, PGB. Nhiều ngân hàng lớn cũng tăng nhẹ tỷ lệ nợ xấu từ 0,1 – 0,3 điểm phần trăm. Hay tỷ lệ nợ xấu điều chỉnh (nợ xấu nội bảng và trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành) tại thời điểm 30/9/2022 của toàn ngành là khoảng 2,6%, tăng nhẹ so với mức 2,5% hồi đầu năm.

Ngoài ra, chất lượng các khoản lãi và phí phải thu đang nằm trong tình trạng "đáng báo động" ở nhóm ngân hàng có chất lượng tín dụng thấp. Trung bình, các ngân hàng có vòng quay khoản lãi và phí phải thu khoảng 30 đến 60 ngày.

Tuy nhiên, một số ngân hàng có các khoản lãi và phí phải thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản, trong khi vòng quay lại rất dài (lên tới hơn 250 ngày) trong suốt nhiều năm liền. Đây là dấu hiệu cho thấy các khoản phải thu này tiềm ẩn nhiều nguy cơ trở thành nợ khó đòi, và các số liệu kế toán chưa phản ánh chính xác chất lượng tài sản của ngân hàng.

Thậm chí, trước kịch bản nợ xấu gia tăng, nhiều ngân hàng đẩy mạnh việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho các khoản nợ xấu tiềm ẩn. Các ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt, lợi nhuận cao thường có nhiều dư địa để trích lập dự phòng, giữ tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao, điển hình như Vietcombank, BIDV, VietinBank, MB... Điều này cho thấy, các ngân hàng phải đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro nhằm đối phó với các biến động tiêu cực. 

"Các ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao sẽ có khả năng chống chọi tốt hơn trong điều kiện thị trường bất lợi như nợ xấu tăng từ tín dụng bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp hay biên lãi thuần bị ảnh hưởng", FiinRatings đánh giá. 

Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng
Tỷ lệ nợ xấu điều chỉnh và tỷ lệ bao phủ nợ xấu của các ngân hàng thương mại

Năm 2022, thị trường chứng khoán chứng kiến một đợt biến động mạnh với ảnh hưởng tiêu cực đến từ trái phiếu doanh nghiệp. Chỉ số VN-Index đã giảm 23,1% xuống 1.172 điểm chỉ trong vòng một tháng cùng với đó là vô số lượng bán giải chấp cổ phiếu ở mức ồ ạt trên toàn thị trường. Điều này khiến hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán của các ngân hàng cũng ảnh hưởng lớn.  Nhiều ngân hàng ghi nhận lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, đồng thời giảm tỷ trọng các loại chứng khoán trong tổng tài sản.

Chính vì vậy, lợi nhuận của các ngân hàng có mức điểm xếp hạng tín nhiệm sơ bộ thấp bị ăn mòn gần như toàn bộ bởi các chi phí dự phòng, trong khi tỷ lệ đòn bẩy lại cao hơn hẳn so với các ngân hàng khác. Các ngân hàng này cũng ít có lợi thế về chi phí vốn do không thu hút được tiền gửi không kỳ hạn từ khách hàng mà phải phát hành trái phiếu và huy động tiền gửi với lãi suất cao so với các ngân hàng lớn, dẫn đến việc biên lãi thuần chỉ ở mức khoảng 2%.

Nhiều tổ chức nhận định rằng, trong năm 2023, có ít khả năng NHNN tiếp tục  áp dụng các giải pháp và quy định liên quan đến lộ trình giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (hiện đang được áp dụng theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN và Thông tư 08/2020/TT-NHNN vẫn được áp dụng cho đến thời điểm này (giới hạn 34% kể từ ngày 01/10/2022 đã áp dụng trong 2 năm qua. Đây cũng chính là một trong những yếu tố tạo nên gây áp lực huy động các nguồn vốn dài hạn hơn (trái phiếu, vốn chủ sở hữu,...) tại các ngân hàng và khiến áp lực về nguồn vốn ngày càng lớn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...