Năm 2030, Hà Nội sẽ xây 3 tuyến tàu điện một ray

Đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội sẽ có 3 tuyến tàu điện một ray (monorail).
Năm 2030, Hà Nội sẽ xây 3 tuyến tàu điện một ray

Chiều ngày 22/10, lãnh đạo Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, Hà Nội sắp có 3 tuyến tàu điện một ray (monorail).

Cụ thể, 3 tuyến monorail gồm: Liên Hà - Tân Lập - An Khánh (huyện Đan Phượng và Hoài Đức) dài khoảng 11 km; Mai Dịch - Mỹ Đình - Văn Mỗ - Phúc La, Giáp Bát - Thanh Liệt - Phú Lương (quận Nam Từ Liên, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, huyện Thanh Trì) dài khoảng 22 km; Nam Hồng - Mê Linh - Đại Thịnh (huyện Mê Linh, Sóc Sơn) dài khoảng 11 km và sau đó có thể kéo dài lên Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc).

Cũng theo Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, Hà Nội đã được quy hoạch xây dựng 8 tuyến đường sắt đô thị khu vực trung tâm với chiều dài 305 km. Ngoài tàu điện hai đường ray, sẽ có một số tuyến tàu điện một ray (nomorail) nhằm hỗ trợ và khai thác tốt hơn cho toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị. 

Về vấn đề trên, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản báo cáo Quốc hội về thực hiện chính sách phát triển và việc sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư cho GTVT đường sắt.

Trong đó, Bộ GTVT cho biết, giai đoạn 2020-2030 sẽ xây mới tuyến đường sắt tốc độ cao (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu 160-200 km/giờ), đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa, hạ tầng tuyến có thể đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350 km/giờ trong tương lai.

Tuyến đường sắt này sẽ được ưu tiên xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn trên trục Bắc - Nam theo khả năng huy động vốn. Đến năm 2050, hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao khổ 1.435 mm trên trục Bắc-Nam.

Tại Hà Nội và TP HCM đều đang xây dựng một số tuyến đường sắt đô thị để giải quyết ùn tắc giao thông. Theo quy hoạch, hai thành phố này đều có 8 tuyến đường sắt trung tâm và một số tuyến đường sắt một ray. 

Trong quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị, TP HCM đã bố trí 6 tuyến dành cho metro với tổng chiều dài khoảng 108 km, 1 tuyến dành cho tramway (Sài Gòn - Chợ Lớn - Bến xe Miền Tây) và hai tuyến dành cho monorail gồm: Tuyến monorail số 2 dài 12 km có điểm đầu tại Nguyễn Văn Linh (quận 7) giao với quốc lộ 50 và điểm cuối là Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2); nhà ga rộng khoảng 5 ha được bố trí tại huyện Bình Chánh.

Tuyến monorail số 3 dài 16 km có điểm đầu từ ngã sáu Gò Vấp, chạy qua công viên phần mềm Quang Trung và đến Tân Thới Hiệp (quận 12), nhà ga rộng 5 ha bố trí tại quận 12 với tổng giá trị đầu tư dự kiến 8.400 tỷ đồng.

Về hiệu quả, TMR thường có lãi sau khi xây dựng. Tokyo Monorail do công ty tư nhân khai thác đều có lãi hàng năm; Seattle Monorail có lãi, mỗi năm nộp cho địa phương 75.000 đô la.

Vào năm 2010, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã có đề xuất với Chính phủ, Bộ GTVT xây dựng tuyến đường sắt một ray từ Nam Hồ Tây tới hết đường Láng Hòa Lạc dài 34km. Dù đây mới chỉ là ý tưởng, nhưng đề án này nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Sau 2 năm nghiên cứu, Bộ GTVT đã "bác" đề xuất xây dựng tàu điện một ray trên tuyến Đại lộ Thăng Long này.

Tàu một ray (TMR) - monorail, là một hệ thống vận tải vận hành trên một đường "ray" đơn, cái gọi là đường "ray" ấy vừa là dầm đỡ vừa là đường dẫn. Tiếng nước ngoài monorail gồm chữ mono (một) và chữ rail (ray), vì từ những năm 1897, hệ thống tàu một ray đầu tiên sử dụng những thanh ray bằng kim loại.

Vì TMR gần như hoàn toàn chạy trên cao nên thường bị nhầm lẫn với một số hệ thống tàu nhẹ trên cao khác. TMR giống tàu nhẹ ở chỗ là có thể điều khiển thủ công hoặc tự động.

Nhưng khác,TMR hiện đại luôn luôn tách riêng với các phương tiện giao thông khác và người đi bộ. Hiện nay loại TMR phổ biến nhất là loại "cưỡi", trong đó đoàn tàu cưỡi trên một thanh dầm bê tông dự ứng lực có bề rộng khoảng 0,6 đến 0,9 m.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...