Nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV trong kỷ nguyên số

Ứng dụng công nghệ cao, tự động hóa trong các khâu sản xuất là lựa chọn của các doanh nghiệp trong việc tiếp cận cách mạng 4.0 - việc này sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng và giả
Nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV trong kỷ nguyên số

Đó là khẳng định của ông Phạm Ngọc Chính – Giảng viên cao cấp SIYB (ILO) tại hội thảo nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa với cách mạng công nghiệp 4.0.  

Hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức mới đây tại Quảng Ninh.
 
Theo ông Chính, cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên quy mô toàn cầu và tác động trực tiếp tới doanh nghiệp Việt Nam. Nền tảng công nghệ 4.0 cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp có thể kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên theo ông Chính, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa chuẩn bị sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0. Ông Chính dẫn chứng, một khảo sát trên 2.000 doanh nghiệp mới đây cho thấy, về chiến lược, có tới 79% doanh nghiệp trong số này trả lời rằng họ chưa làm gì để đón sóng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; 67% doanh nghiệp không thấy liên quan và ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp; 76% doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0; và có đến 54% chưa có nhu cầu quan tâm về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Để bắt kịp làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, ông Chính cho rằng doanh nghiệp cần nỗ lực thay đổi trình độ quản trị doanh nghiệp; đồng thời sẵn sàng đón làn sóng công nghệ mới và biến nó thành động lực phát triển, đem lại lợi ích cho chính doanh nghiệp của mình. Đối với người lao động, cần phải nhanh chóng tiếp cận ứng dụng khoa học công nghệ; Làm chủ được thiết bị, máy móc để nâng cao năng suất lao động...

TS Nguyễn Huyền Minh – Giảng viên Phụ trách Văn phòng Viện kinh tế và Kinh doanh Quốc tế Trường Đại học Ngoại thương góp ý thêm, để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa với cách mạng công nghiệp 4.0, ngoài việc đón làn sóng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng đến vấn đề xây dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số gắn với yếu tố cạnh tranh và nâng cao trải nghiệm dịch vụ khách hàng.

Theo TS Nguyễn Huyền Minh, có 4 cấp độ của giá trị thương hiệu, trong đó có 2 cấp độ đầu tiên đó là mức độ nhận biết và chấp nhận thiên về hữu hình, hai cấp độ cao hơn là mức độ ưa thích và trung thành thiên về vô hình. Cấp độ cuối cùng là lòng trung thành có tính bền vững cao nhất, gắn kết khách hàng, bảo vệ uy tín thương hiệu

“Thương hiệu chính là tầm nhìn chiến lược và đầu tư dài hạn để tạo sự khác biệt trong kinh doanh thông qua sự gắn bó và tin tưởng của khách hàng về những đảm bảo và cam kết của doanh nghiệp” – ông Minh khẳng định.

TS Minh cho biết thêm, các thương hiệu lớn đều gây dựng từ con số 0, khi bản thân họ chưa từng được ai biết đến. Thông qua một quá trình lâu dài, với những nỗ lực không ngừng nghỉ, luôn trân trọng và hướng tới khách hàng, thương hiệu của họ đã có chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng.

“Tuy nhiên, kể cả đối với những doanh nghiệp lớn, nếu không liên tục chú trọng đến việc bồi đắp giá trị, duy trì uy tín thương hiệu thông qua chữ tín trong kinh doanh, thì ắt sẽ có những va vấp làm giảm sút lòng tin của khách hàng vào sản phẩm, lời nói và hành động của doanh nghiệp” – TS Minh nói.

TS Minh cũng lưu ý, thương hiệu mạnh không chỉ là bộ nhận diện thương hiệu đẹp và sản phẩm tốt mà còn là sự trân trọng từng khách hàng thông qua khâu sản xuất, phân phối, bán hàng để niềm tin của họ bồi đắp uy tín của doah nghiệp một cách bền vững và lâu dài.

Có thể bạn quan tâm

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hanel bà Bùi Thị Hải Yến phát biểu

Hành trình 40 năm Hanel: Ngọn cờ tiên phong, bền bỉ cống hiến

Trải qua 40 năm không ngừng sáng tạo và phát triển, Hanel đã khẳng định vai trò tiên phong trong ngành công nghiệp công nghệ cao, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, đồng hành cùng sự phát triển của Thủ đô và cả nước…

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...