Nên giữ chính sách giảm thuế VAT 2% trong 2023

Gói giảm thuế VAT 2% đang phát huy hiệu quả cao trong hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp. Đồng thời, duy trì chính sách này cũng góp phần kiểm soát lạm phát

Việc tiếp tục duy trì chính sách giảm thuế VAT 2% trong năm 2023 được ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất, bởi nó tạo ra nhiều điều kiện hỗ trợ cho phục hồi kinh tế.

Hiện nay, theo Nghị định 15/2022, từ 1/2 đến hết 31/12/2022, các cơ sở kinh doanh phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) ở mức 8% thay vì 10% như trước, tức giảm thuế VAT 2%.

Việc Chính phủ giảm thuế VAT 2% này đã tạo được hiệu quả tốt,  làchính sách phát huy hiệu quả cao nhất, đi vào thực tế nhanh nhất và “suy cho cùng doanh nghiệp, người dân thụ hưởng trực tiếp nhất”, ông Tuấn cho biết.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn cần thời gian khôi phục hậu Covid - 19, việc giảm thuế VAT 2% này nếu được tiếp tục sẽ tạo điều kiện tốt hơn nữa cho doanh nghiệp.

Giảm thuế VAT 2% trong năm 2023

Ngoài ra, trong bối cảnh nguy cơ lạm phát cao, ông Tuấn cho rằng gói hỗ trợ giảm thuế VAT 2% sẽ là một biện pháp kiềm chế lạm phát hiệu quả.

Ông Tuấn cũng cho biết thêm, việc giảm thuế 2% này hiện không ảnh hưởng quá nhiều đến thu ngân sách, bởi thu ngân sách 10 tháng đầu năm vẫn tăng 16,2% so cùng kỳ năm 2021, ước đạt 1.464,3 nghìn tỷ đồng, bằng 103,7% dự toán.

Do đó, ông Tuấn cho rằng trong bối cạnh khó khăn thời gian tới, những chính sách mạnh như chính sách giảm thuế VAT 2% vẫn là chính sách tương đối công bằng, công bằng giữa nhà nước và doanh nghiệp, công bằng giữa các doanh nghiệp với nhau.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.