Các chai chứa oxy đã qua sử dụng, lều rách, dây thừng, thang hỏng, lon, giấy gói nhựa mà người leo núi bỏ lại và rác thải từ khu vực xung quanh sẽ được thu thập lại để biến thành các tác phẩm nghệ thuật trưng bày, nhằm nêu bật sự cần thiết trong việc giải cứu ngọn núi khỏi vấn nạn rác thải.
Tommy Gustafsson, giám đốc dự án và nhà đồng sáng lập Sagarmatha Next Center - trung tâm thông tin du khách và cơ sở thu gom rác thải - cho biết nhiều nghệ sĩ nước ngoài và địa phương sẽ tham gia dự án, cùng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật từ vật liệu phế thải trên Núi Everest và hướng dẫn người dân địa phương tìm cách biến rác thành “kho báu”.
“Chúng tôi muốn mang đến những hướng dẫn và gợi ý để có thể biến chất thải rắn thành những tác phẩm nghệ thuật quý giá… tạo ra việc làm và thu nhập cho người dân địa phương,” ông Gustafsson nói với Reuters.
“Chúng tôi hy vọng sẽ thay đổi nhận thức của mọi người về rác và quản lý rác.”
Trung tâm Sagarmatha Next Center nằm ở độ cao 3.780 mét tại Syangboche trên đường mòn chính dẫn đến trại căn cứ Everest, cách Lukla, cửa ngõ vào núi, hai ngày đi bộ.
Các sản phẩm và tác phẩm nghệ thuật sẽ được trưng bày để nâng cao nhận thức về môi trường, hoặc bán làm quà lưu niệm với số tiền thu được để bảo tồn khu vực.
Rác thải từ trên núi hoặc được thu gom từ các hộ gia đình và các quán trà dọc đường sẽ được xử lý và tách biệt bởi một nhóm môi trường địa phương, Ủy ban Kiểm soát Ô nhiễm Sagarmatha; nhưng nhiệm vụ ở một số vùng sâu vùng xa không có đường di chuyển hiện là một thách thức rất lớn.
Trước đây, rác thải được đổ hoặc đốt trong các hố lộ thiên, gây ô nhiễm không khí và nước cũng như ô nhiễm đất.
Phinjo Sherpa, một thành viên thuộc nhóm Eco Himal tham gia vào chương trình chia sẻ, sáng kiến mới khuyến khích mỗi khách du lịch và hướng dẫn viên mang theo một túi chứa 1 kg rác trở lại sân bay Lukla, từ đó thùng rác sẽ được vận chuyển đến Kathmandu.
“Chúng tôi có thể xử lý được một lượng lớn rác nếu có sự giúp đỡ của du khách.”
Theo cơ sở dữ liệu Himalayan, gần 4.000 người đã leo lên 6.553 lần từ sườn núi Nepal, cũng có thể leo lên từ sườn núi Tây Tạng ở Trung Quốc.
Nguồn: Reuters