Ngân hàng ACB chia cổ tức 10%, xử lý dứt điểm nợ G6 của bầu Kiên

Tại ĐHCĐ thường niên sáng nay 10/4, ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (mã: ACB) cho biết cụ thể kế hoạch tăng vốn, chia cổ tức, xử lý nợ xấu của nhóm công ty liên quan đến bầu Kiên
Ngân hàng ACB chia cổ tức 10%, xử lý dứt điểm nợ G6 của bầu Kiên

ĐHCĐ thường niên của Ngân hàng ACB diễn ra sáng nay 10/4

Báo cáo với cổ đông, Tổng giám đốc Đỗ Minh Toàn cho biết sự tăng trưởng khả quan của ACB trong năm 2016. Cụ thể, tổng tài sản đến cuối năm 2016 đã tăng 16% so với đầu năm, lên 234 nghìn tỷ đồng. Trong đó, huy động tiền gửi khách hàng tăng 18%, lên 207 nghìn tỷ đồng, dư nợ cho vay tăng 21%, lên 161,6 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể từ 1,3% xuống còn 0,88%.

Năm qua, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế sau trích lập dự phòng rủi ro đạt 1.667 tỷ đồng, tăng 27% so với năm trước. Chỉ số ROA và ROE tăng lên đạt lần lượt 0,61% và 9,87%.

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 13,19%. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản đạt 23,1% so với mức tối thiểu 10%. Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là 24,27% so với mức tối đa 60% của năm 2016 và mức 50% của năm 2017…

Năm 2017, ACB đặt ra mục tiêu tổng tài sản tăng 16%; tín dụng tăng trưởng với giới hạn 16%; vốn huy động từ tiền gửi khách hàng tăng 16%. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.205 tỷ đồng.

Mặc dù đặt mục tiêu tín dụng tăng thấp hơn toàn ngành (tăng 18%), nhưng xét về cong số tuyệt đối tính trên quy mô dư nợ 161 nghìn tỷ đồng thì tín dụng tăng thêm của ACB khá lớn.

Chia cổ tức 10% bằng cổ phiếu để tăng vốn

Với lợi nhuận 2016 khả quan, ACB trình phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ. Còn lại tỷ lệ cổ tức chia ở mức 10% bằng cổ phiếu, đồng thời sẽ có thể giữ lại 100 tỷ đồng lợi nhuận để mua cổ phiếu thưởng nhân viên.

Đáng chú ý, năm 2017, ACB có kế hoạch đầu tư 1.085 tỷ đồng cho các dự án năm 2017 bao gồm 300 tỷ đồng để mua sắm bất động sản và 72 tỷ đồng để xây dựng trụ sở mới/ văn phòng làm việc. Do đó, ngân hàng trình phương án tăng vốn điều lệ từ cổ tức bằng cổ phiếu phổ thông thêm 985 tỷ đồng lên 11.259 tỷ đồng.

Lãnh đạo ACB lý giải việc tăng vốn là cần thiết để đáp ứng các quy định mới của NHNN, như giới hạn cấp tín dụng cho khách hàng, bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, quản trị rủi ro, nhất là nâng cao năng lực tài chính…

Xử lý dứt điểm nợ của nhóm 6 công ty Bầu Kiên

Vấn đề được cổ đông quan tâm, chất vấn là tiến độ xử lý nợ của nhóm công ty liên quan đến Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), nguyên Phó chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB.

Hồi tháng 3 vừa qua, ACB đã công bố thông tin cho biết việc thu hồi nợ tại nhóm 6 công ty này dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2017 thay vì 2018 như lộ trình trước đó, bằng cách trích lập dự phòng bổ sung thêm 800 tỷ đồng.

Cụ thể, vào ngày 7/12/2016, ACB đã gửi công văn đến NHNN về việc trích lập bổ sung để rút ngắn lộ trình thu hồi nhóm nợ này và kết thúc vào năm 2017 và đã được NHNN phê duyệt. Do đó, ACB đã trích lập thêm 800 tỷ đồng trong năm 2016 so với lộ trình thu hồi nợ nêu trên. Lộ trình thu hồi nợ sẽ được điều chỉnh lại với số tiền thu hồi trong năm 2016 và 2017 lần lượt là 3.000 tỷ đồng và 2.016 tỷ đồng.

Lãnh đạo ACB chia sẻ với cổ đông, đến thời điểm này, nợ xấu sau trích lập dự phòng của nhóm này còn lại 1.500 tỷ đồng. Năm 2016, ACB thu nợ được 3.000 tỷ và trích lập 1.115 tỷ đồng. Theo lộ trình năm nay, ACB tích cực thu nợ chưa trích lập dự phòng, đối với nợ đã trích lập ngân hàng sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi.

Standard Chartered chưa thoái vốn

Một cổ đông chất vấn về thông tin cổ đông ngoại Standard Chartered có kế hoạch bán các khoản đầu tư ở thị trường Châu Á, trong đó có khoản đầu tư vào ACB duy trì 10 năm qua.

Đại diễn Standard Chartered chia sẻ mới “đó mới chỉ là thảo luận” và cho hay, thoái vốn thì cổ đông này sẽ thực hiện theo đúng quy định của cơ quan quản lý cũng như điều lệ của ACB. Thời gian qua, cổ đông ngoại này đã hỗ trợ ACB rất nhiều về mặt kỹ thuật, nhưng hiện, HĐQT và ban điều hành ACB đã có đủ năng lực đảm nhận nên chuyển sang giai đoạn hợp tác song phương và có hiệu quả tốt hơn.

Về kế hoạch huy động vốn từ trái phiếu, lãnh đạo ACB giải thích là nhằm tăng năng lực an toàn vốn của ngân hàng. Nhất là đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Basel II từ năm 2016. Do đó, năm 2016 ngân hàng đã huy động 2 đợt trái phiếu được hơn 3.000 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn hoạt động. Năm 2017, ACB không có kế hoạch huy động trái phiếu cấp vốn 2.

Lãnh đạo ACB cũng công bố kết quả kinh doanh quý 1/2017 với 595 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Ngân hàng đã tích cực trích lập dự phòng theo pháp luật, đảm bảo khả năng sinh lời cho ngân hàng. ACB sẽ tiếp tục trích lập của nhóm G6 và nợ nhớm 3, 4, 5 theo quy định.

Kim Anh

>> Vì sao ACB miễn trừ trách nhiệm xử lý “sự vụ đặc biệt”?

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...