Ngân hàng ACB mục tiêu lãi 2.205 tỷ đồng, nợ xấu dưới 2%

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) dự kiến sẽ họp ĐHCĐ thường niên 2017 vào ngày 10/4 tới. Với tín dụng tăng trưởng 16%, ACB đặt mục tiêu lãi trước thuế hợp nhất 2.205 tỷ đồng.
Ngân hàng ACB mục tiêu lãi 2.205 tỷ đồng, nợ xấu dưới 2%

Năm 2017, Ngân hàng ACB đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn 

Với những thông tin tích cực về tình hình kinh doanh, giá cổ phiếu ACB trên sàn chứng khoán đã tăng trần nhiều phiên, từ mức dưới 22.000 đồng/CP lên tới 25.800 đồng/CP trong phiên sáng nay 27/3.

Hội đồng quản trị ACB dự kiến trình lên ĐHCĐ thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2017 với mức tăng trưởng khá cao. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép là 16%. Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng, tổng tài sản cũng tăng 16%. Tỷ lệ nợ xấu dự báo dưới 2% dưới mức an toàn cho phép. Do đó, ngân hàng dự kiến lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng trưởng 32% so với năm trước, đạt khoảng 2.205 tỷ đồng.

Năm nay, ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh chiến lược bán lẻ, tập trung vào tín dụng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, xử lý, thu hồi nợ xấu tích cực hơn, trong đó ACB cho biết sẽ hoàn thành xử lý các khoản nợ xấu liên quan đến nhóm 6 công ty con của "bầu" Kiên sớm hơn trong năm 2017 thay vì để tới năm 2018 như lộ trình đề ra.

Trên cơ sở lợi nhuận kế hoạch, HĐQT ACB sẽ trình ĐHĐCĐ thường niên sắp tới xem xét mức thù lao cho HĐQT năm nay là 8,5 tỷ đồng và Ban kiểm soát là 3,9 tỷ đồng; tăng tương ứng 20% và 12,5% so với năm 2016.

Trước đó, năm 2016, lợi nhuận trước thuế sau trích lập dự phòng rủi ro đạt 1.667 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2015. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt lần lượt 0,61% và 9,87%; tăng so với mức 0,5% và 8,2% của năm 2015.

Tổng tài sản của ACB đến cuối năm 2016 đã tăng 16% lên 234 nghìn tỷ đồng; tiền gửi khách hàng tăng 18%, lên 207 nghìn tỷ đồng; dư nợ cho vay tăng 21%, lên 161,6 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu 0,88%. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 13,19%.

Hải Hà

>> Vì sao ACB miễn trừ trách nhiệm xử lý “sự vụ đặc biệt”?

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...