Ngân hàng lo diễn biến bất lợi trên thị trường bất động sản sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng thời gian tới

Mặc dù đã nới lỏng tiêu chuẩn tín dụng nhưng các ngân hàng vẫn lo tăng trưởng tín dụng năm 2024 không đạt kỳ vọng...

Ngân hàng lo diễn biến bất lợi trên thị trường bất động sản sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng thời gian tới

Theo đánh giá của rất nhiều các tổ chức tín dụng, diễn biến bất lợi trên thị trường bất động sản có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tín dụng trong thời gian tới. Ngoài ra, mối lo về tăng trưởng tín dụng không đạt kỳ vọng còn tồn tại ở khả năng sử dụng nguồn tài chính thay thế của khách hàng, cũng như sự sụt giảm niềm tin của người tiêu dùng.

Đây là một trong những quan điểm được các tổ chức tín dụng nêu bật trong kết quả cuộc “Điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng” do Vụ Dự báo, Thống kê, Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện.

Thêm điểm đáng chú ý, tính chung cả năm 2024, tỷ lệ tổ chức tín dụng tại kỳ điều tra này dự kiến nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng “tăng” so với năm 2023 là 79,4% (thấp hơn tỷ lệ 82% của kỳ điều tra trước).

Kết quả điều tra cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, các tổ chức tín dụng cho biết đã đáp ứng nhu cầu vay vốn tổng thể của khách hàng ở tỷ lệ cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn thấp hơn so với 6 tháng cuối năm 2023. Tỷ lệ tổ chức tín dụng nhận định đáp ứng nhu cầu vay vốn ở mức cao (từ 75% trở lên) của nhóm 14 ngân hàng thương mại trọng yếu trong kỳ này tiếp tục là 100%.

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng, trong 6 tháng đầu năm 2024, các tổ chức tín dụng cho biết có xu hướng “không đổi” hoặc “nới lỏng” nhẹ tiêu chuẩn tín dụng đúng như dự kiến tại cuộc điều tra 6 tháng cuối năm 2023.

Xu hướng này ghi nhận ở các lĩnh vực: Cho vay đầu tư ứng dụng công nghệ cao; cho vay đầu tư công nghiệp hỗ trợ; cho vay mua nhà để ở; cho vay đầu tư ngành dịch vụ logistics; công nghiệp chế biến, chế tạo; cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu; cho vay đầu tư, kinh doanh du lịch và nhóm khách hàng cá nhân.

Đồng thời, các tổ chức tín dụng cũng giảm bớt xu hướng “thắt chặt” tiêu chuẩn tín dụng đối với các lĩnh vực: Đầu tư kinh doanh chứng khoán; đầu tư kinh doanh bất động sản; kinh doanh tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; xây dựng.

Các tổ chức tín dụng kỳ vọng, xu hướng “nới lỏng” nhẹ tiêu chuẩn tín dụng trong 6 tháng cuối năm sẽ nhiều hơn so với 6 tháng đầu năm. Theo đó, tiêu chuẩn tín dụng dự kiến “nới lỏng” đối với tất cả các nhóm khách hàng và hầu hết các lĩnh vực, ngoại trừ 4 lĩnh vực: Cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản; cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán; cho vay kinh doanh tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; xây dựng dự kiến vẫn tiếp tục “thắt chặt” nhưng xu hướng “thắt chặt” thu hẹp hơn so với 6 tháng đầu năm 2024.

Theo các, việc “nới lỏng” tiêu chuẩn tín dụng của đơn vị là do đánh giá “triển vọng kinh tế vĩ mô khả quan” và tác động tích cực của “chính sách định hướng/quản lý phát triển các ngành kinh tế của chính phủ” và “chính sách định hướng/quản lý tín dụng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước”.

Về nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng được các tổ chức tín dụng nhận định chỉ phục hồi nhẹ trong 6 tháng đầu năm 2024, thấp hơn nhiều so với mức kỳ vọng ghi nhận tại kỳ điều tra trước. Do vậy, các tổ chức tín dụng kỳ vọng nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng được cải thiện tốt hơn trong 6 tháng cuối năm 2024, tập trung ở nhóm khách hàng doanh nghiệp và nhu cầu vay của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Tính chung cả năm 2024, trong 4 lĩnh vực chính được thống kê, tại kỳ điều tra này, nhu cầu vay phục vụ đời sống và tiêu dùng có tỷ lệ tổ chức tín dụng dự báo “tăng” nhiều nhất trong năm 2024 thay vì lĩnh vực vay phát triển công nghiệp và xây dựng ghi nhận tại kỳ điều tra trước.

Các nhân tố được nhiều tổ chức tín dụng dự báo ảnh hưởng tích cực đến sự gia tăng nhu cầu tín dụng của nhóm khách hàng doanh nghiệp, cá nhân trong 6 tháng cuối năm và cả năm 2024, bao gồm: Diễn biến tăng trưởng kinh tế; diễn biễn lãi suất; thay đổi nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh; thay đổi lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng; cơ hội đầu tư, xuất nhập khẩu thay đổi; chất lượng phục vụ cải thiện; cải tiến sản phẩm cho vay.

Còn các yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tín dụng trong thời gian tới được các tổ chức tín dụng chỉ ra là: Diễn biến bất lợi trên thị trường bất động sản; khả năng sử dụng nguồn tài chính thay thế của khách hàng; sự sụt giảm niềm tin của người tiêu dùng.

Có 4 động lực tăng trưởng tín dụng mạnh nhất trong năm 2024 và dự kiến 2025 được các tổ chức tín dụng chỉ ra là: Bán buôn, bán lẻ; Xuất, nhập khẩu; Thép và kim loại khác; Công nghiệp chế biến, chế tạo.

Theo đánh giá của các tổ chức tín dụng, rủi ro tín dụng của các khoản vay được nhận định tiếp tục “tăng” trong 6 tháng đầu năm 2024 và được dự báo tiếp tục xu hướng “tăng nhẹ” trong 6 tháng tới và cả năm 2024, nhưng tốc độ tăng dự báo chậm lại nhiều so với năm 2023.

Trong đó, rủi ro tín dụng của các khoản vay đầu tư kinh doanh bất động sản có tỷ lệ tổ chức tín dụng đánh giá “tăng” cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2024, tiếp theo là rủi ro tín dụng của khoản vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, tuy nhiên tỷ lệ tổ chức tín dụng đánh giá rủi ro của 2 lĩnh vực này “tăng” thấp hơn so với tỷ lệ tổ chức tín dụng dự báo tại kỳ điều tra trước.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, các tổ chức tín dụng nhận định giữ “ổn định” các điều kiện và điều khoản cho vay tổng thể đối với khách hàng doanh nghiệp và thắt chặt hơn đối với khách hàng cá nhân, nhưng sẽ chuyển sang xu hướng nới lỏng các điều kiện và điều khoản cho vay tổng thể đối với khách hàng doanh nghiệp (nới lỏng đối với lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh) và khách hàng cá nhân (dự kiến tập trung thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất cho vay và chi phí vốn bình quân đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng, vay mua bất động sản để ở) trong 6 tháng cuối năm 2024.

Xem thêm

Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng

Hiệp hội Ngân hàng: Tín dụng tăng trưởng thấp trong các tháng đầu năm là hiện tượng phổ biến

Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho rằng tăng trưởng thấp trong các tháng đầu năm là hiện tượng phổ biến. Bình quân tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm trong giai đoạn 2013 - 2023 là 0,56%. Tuy nhiên năm 2014 – 2018 và 2024 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 2 tháng đầu năm đều âm...

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...