Ngân hàng nào có chi phí dự phòng rủi ro lớn nhất 6 tháng đầu năm 2022?

Theo thống kê từ báo cáo tài chính của 28 ngân hàng trong nước, tổng chi phí dự phòng rủi ro trong 6 tháng đầu năm đạt 61.625 tỷ đồng, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng nào có chi phí dự phòng rủi ro lớn nhất 6 tháng đầu năm 2022?

TOP 10 ngân hàng có chi phí dự phòng rủi ro lớn nhất gồm: BIDV, VietinBank, VPBank, Agribank, Vietcombank, MB, Sacombank, SHB, HDBank và TPBank. Tổng chi phí dự phòng rủi ro của 10 ngân hàng này đạt 57.215 tỷ đồng, chiếm 92,8% tổng chi phí của cả 28 ngân hàng.

Trong đó, BIDV là ngân hàng có chi phí dự phòng rủi ro lớn nhất trong 6 tháng đầu năm với 13.772 tỷ đồng, giảm 12,2% so với cùng kỳ.

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2022, ban lãnh đạo ngân hàng cho biết ngân hàng đã trích lập đầy đủ các khoản nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ theo Thông tư 01 trước hai năm.

Năm 2022, số trích lập theo kế hoạch của ngân hàng là 23.000 tỷ đồng trong điều kiện dịch COVID-19 được kiểm soát bình thường. Nếu dịch được kiểm soát tốt hơn thì số trích lập sẽ giảm về mức thấp hơn. Như vậy kết thúc 6 tháng đầu năm, chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng đã đạt 60% so với kế hoạch năm.

Đứng thứ hai là VietinBank với chi phí dự phòng rủi ro là 10.310 tỷ đồng, tăng gần 22% so với cùng kỳ. Tiếp theo là VPBank với chi phí dự phòng rủi ro tăng nhẹ 12,3%, đạt 9.718 tỷ đồng.

Hai “ông lớn” Agribank và Vietcombank ở hai vị trí tiếp theo với chi phí lần lượt là 7.495 tỷ đồng và 5.007 tỷ đồng. Hai ngân hàng này đều có sự sụt giảm so với cùng kỳ, với mức giảm lần lượt là 40,8% và 9%.

Sacombank là ngân hàng có chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh nhất trong TOP 10 cới 2.908 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Ngoài ra, trong TOP 10 cũng có một số ngân hàng khác có sự tăng trưởng trong chi phí dự phòng rủi ro như HDBank đạt 1.442 tỷ đồng, tăng 57,6% và TPBank đạt 1.401 tỷ đồng, tăng gần 40%.

Ngoài ra, một số ngân hàng khác cũng có sự tăng mạnh về chi phí dự phòng rủi ro trong nửa đầu năm như Saigonbank tăng gần gấp 6 lần (181 tỷ đồng), Vietbank tăng gấp 6 lần (168 tỷ đồng), Kienlongbank có chi phí tăng gấp đôi (147 tỷ đồng).

Ở chiều ngược lại, nhiều ngân hàng có sự sụt giảm trong nửa đầu năm nay là VietCapital Bank (giảm 13,5%), MSB (giảm 87,5%, BảoVietBank (giảm 89%). NCB (giảm 77,8% và VietABank (giảm 62%).

Xem thêm

Kết nối doanh nhân nữ: Cùng nhau phát triển trong nền kinh tế số

Kết nối doanh nhân nữ: Cùng nhau phát triển trong nền kinh tế số

Sáng 16/8 tại Hà Nội, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, với sự hỗ trợ của Chương trình #SheMeansBusiness, tập đoàn Meta đã tổ chức Chương trình “Kết nối Doanh nhân nữ: Cùng nhau phát triển trong nền kinh tế số”.

Có thể bạn quan tâm

Techcombank “chia tay” Manulife, bancassurance liệu đã hết thời?

Techcombank “chia tay” Manulife, bancassurance liệu đã hết thời?

Sau hơn một thập kỷ hợp tác, Techcombank thông báo sẽ chấm dứt hợp đồng độc quyền với Manulife. Quyết định này đặt ra nhiều nghi vấn về tương lai của bancassurance. Với những thách thức đang hiện hữu, con đường phát triển của lĩnh vực này dường như vẫn còn rất mờ mịt...

Hành trình "0 đồng" của OceanBank, CBBank và GP Bank

Hành trình "0 đồng" của OceanBank, CBBank và GP Bank

Việt Nam đã chứng kiến sự ra đời của ngân hàng "0 đồng" khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp mua lại các tổ chức gặp khó khăn như GP Bank, OceanBank và CBBank. Hành động này không chỉ bảo vệ người gửi tiền mà còn mở ra những bài học quý giá về quản trị và giám sát trong ngành ngân hàng...

Ngành ngân hàng làm nóng sân chơi trái phiếu doanh nghiệp

Ngành ngân hàng làm nóng sân chơi trái phiếu doanh nghiệp

Ngân hàng vẫn là động lực chính của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Theo VBMA, từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 277.450 tỷ đồng, riêng nhóm ngân hàng đã chiếm tới 70,9% tổng giá trị...

Lãi suất cho vay giảm sâu, bảo hiểm và chứng khoán đồng loạt khởi sắc

Lãi suất cho vay giảm sâu, bảo hiểm và chứng khoán đồng loạt khởi sắc

Lãi suất cho vay giảm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh; tăng trưởng tín dụng đạt khá. Thị trường bảo hiểm khởi sắc, doanh thu phí bảo hiểm tăng trở lại. Thị trường chứng khoán ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực với thanh khoản cải thiện rõ rệt...

Thanh khoản dồi dào, đà tăng lãi suất huy động đã chững lại

Thanh khoản dồi dào, đà tăng lãi suất huy động đã chững lại

Xu hướng tăng lãi suất tiền gửi đã chậm lại trong tháng 9, khi chỉ một số ít ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất với mức tăng nhẹ từ 0,1 - 0,5 điểm phần trăm, cho thấy thanh khoản trong hệ thống ngân hàng vẫn khá dồi dào trong suốt những tuần đầu tháng...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ