Ngân hàng nào của Việt Nam có khả năng vươn tầm châu Á?

Hiện Việt Nam mới chỉ có 3 gương mặt trong top 200 ngân hàng mạnh nhất...
Ngân hàng nào của Việt Nam có khả năng vươn tầm châu Á?

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Một trong những mục tiêu đề cập trong chiến lược đó là phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất từ 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực châu Á xét về tổng tài sản.

Nhiều ý kiến cho rằng, mục tiêu này có vẻ rất xa xôi và khó khăn. Bởi lẽ hiện tại, trong danh sách các ngân hàng lớn nhất châu Á năm 2017 do tạp chí lừng danh về tài chính The Asian Banker xếp hạng thì Việt Nam có 17 cái tên được xếp vào danh sách 500 ngân hàng mạnh nhất – AB500Rank, và tất nhiên, chưa có ngân hàng nào lọt được vào top 150 chứ chưa nói đến top 100.

Trong số những ngân hàng được xướng tên, BIDV có vị trí cao nhất với xếp hạng thứ 157 châu Á, tiếp đến là VietinBank đứng thứ 163, Vietcombank ở vị trí 188. Ba ngân hàng này cũng bỏ xa các ngân hàng còn lại, với vị trí tiếp theo của Sacombank tận 341, MBB thứ 377, Techcombank đứng thứ 386, ACB ở 389, VPBank là 395 còn lại các ngân hàng như HDBank, LienVietPostBank, TPBank đều đứng ở vị trí rất xa.

Nhưng đó là số liệu của năm 2017 và mục tiêu phấn đấu còn đến 8 năm nữa, vì thế cơ hội để các ngân hàng Việt lọt vào top 100 không phải là không có cơ sở.

Đầu tiên cần phải khẳng định ngay rằng, các ngân hàng Việt Nam có thể giữ được vị trí cao trong khu vực chỉ rơi vào tay các "ông lớn" triệu tỷ hiện nay. Với số liệu mới nhất cho thấy các ngân hàng BIDV, VietinBank và Vietcombank đều có tổng tài sản quanh mức 1 triệu tỷ đồng, cụ thể của BIDV đạt hơn 1,26 triệu tỷ, của VietinBank hơn 1,11 triệu tỷ và Vietcombank là 977 nghìn tỷ. Tổng tài sản của các ngân hàng này vẫn tăng đều đặn qua các năm, mức tăng phổ biến khoảng 10%. Trong vòng 8 năm nữa, giả sử tốc độ tăng trưởng 5-10% đều đặn mỗi năm được duy trì thì tổng tài sản của các ngân hàng nói trên sẽ vượt qua mốc 1,5 triệu tỷ đồng. Mức này cũng tương đương với các ngân hàng trong top 100 hiện nay của châu Á.

Trong khi đó ở nhóm cổ phần tư nhân, tổng tài sản của những ngân hàng lớn nhất, như Sacombank và SCB, dù đã nỗ lực và trải qua các cuộc M&A, mới lên được con số 400 nghìn tỷ, bằng 1/3 của các ngân hàng lớn. Một ngân hàng khác là HDBank cũng có những cú bứt phá ngoạn mục thông qua M&A, được đánh giá rất cao trong nhóm tư nhân, nhưng hiện mới chỉ đứng thứ 448 trong bảng xếp hạng, nếu thương vụ với PGBank được hoàn tất, vị trí sẽ cải thiện nhưng để bắt kịp với Sacombank và SCB vẫn còn rất xa vời.

Tổng tài sản của các ngân hàng TMCP Việt Nam tại thời điểm đầu năm 2018 (số liệu theo BCTC đã kiểm toán)

Ngoài sự tự thân phát triển của các ngân hàng, rất có thể thời gian tới sẽ thêm các cuộc mua bán sáp nhập, nhưng các phép cộng đạt được sau các thương vụ này, nếu có, cũng khó có thể có sự bứt phá nhanh trong vòng 1 thập kỷ tới.

Do đó, một lần nữa có thể khẳng định, nếu Việt Nam có được một vài ứng viên lọt vào nhóm các ngân hàng có tổng tài sản top 100 châu Á, thì ứng viên sáng giá nhất vẫn thuộc về những cái tên như BIDV, VietinBank, Vietcombank và thêm cả Agribank. Điều này cũng đúng với kỳ vọng và mục tiêu của Chính phủ đối với các băng này. Còn nhớ trong dịp đầu năm mới Mậu Tuất, khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thăm Vietcombank và VietinBank đều có bày tỏ, có mong muốn, có yêu cầu đối với hai ngân hàng này, rằng phải xác định tầm nhìn ở cỡ khu vực châu Á. 

Theo trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...