Ngân hàng nào vừa được nới room tín dụng?

Ngân hàng nhà nước đã cấp thêm hạn mức tín dụng 1–4% cho bốn “ông lớn” ngành ngân hàng và một số nhà băng tư nhân khác.
Ngân hàng nào vừa được nới room tín dụng?

Sáng 7/9, các ngân hàng thương mại nhận được thông báo chính thức từ phía Ngân hàng Nhà nước về hạn mức tăng trưởng tín dụng mới của cả năm.

Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước đồng loạt nới hạn mức tín dụng cho một số tổ chức tín dụng trong năm nay. Các năm trước, nhà điều hành thường có 1-2 đợt nới room trong năm, sau khi đã giao mức trần cho từng đơn vị vào đầu năm.

Kiên định với mục tiêu trần tăng trưởng tín dụng cả năm của hệ thống quanh mức 14%, nhà điều hành lần này thận trọng cấp thêm từ 1% đến 4% "room" tín dụng so với mức cũ, tuỳ từng nhà băng.

Cụ thể như sau:

Vietcombank - một trong hai nhà băng thị trường kỳ vọng có dư địa tăng trưởng cao nhất - vừa được nới thêm 2,7% so với mức trần cũ là 15%.

Agribank, ngân hàng 100% vốn nhà nước, cũng vừa được nới thêm room 3,5% so với mức cũ là 7%. Với quy mô dư nợ top đầu hệ thống, dự kiến nhà băng này còn dư địa khoảng 50.000 tỷ đồng để tung ra thị trường đến hết năm.

Hai nhà băng có vốn nhà nước còn lại là BIDV Viettinbank cũng được nới room, nhưng ở mức khiêm tốn hơn. Còn với nhóm nhà băng tư nhân quy mô nhỏ hơn, mức nới tín dụng quanh 3% khá phổ biến.

Sacombank được giao thêm room 4% so với hạn mức cũ là 7%. Tính trên tổng quy mô dư nợ hơn 400.000 tỷ đồng vào cuối quý II, nhà băng này còn dư địa tăng trưởng hơn 11.000 tỷ đến hết năm.

Một nhà băng tư nhân khác (có kế hoạch nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém) cũng được cấp thêm room tín dụng khoảng 3%, tương đương với mức tăng trưởng tín dụng cả năm xoay quanh 14,5%. Room được nới cao so với mặt bằng, nhưng nhân viên tín dụng của nhà băng này cho biết khó lòng đáp ứng hết lượng hồ sơ đăng ký vay đang tồn đọng.

Nhìn chung, dư địa cho vay còn lại trong 4 tháng cuối năm khá ít, một phần do các nhà băng đã tăng trưởng tín dụng mạnh từ nửa đầu năm.

Trong bối cảnh phải co kéo nguồn tín dụng, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước từ trước đến nay là ưu tiên phân bổ cho các nhà băng có chỉ số hoạt động tốt, lành mạnh và hệ số an toàn cao. Bên cạnh đó, những nhà băng đi đầu trong việc thực thi các chính sách Chính phủ như nhóm ngân hàng có vốn nhà nước, hoặc tham gia vào việc tái cơ cấu nhà băng yếu kém cũng là những đơn vị được ưu tiên khi phân bổ tín dụng.

Xem thêm

Nhiều ngân hàng được nới room tín dụng

Nhiều ngân hàng được nới room tín dụng

Mặc dù có chủ trương sẽ không nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại nhưng vẫn linh hoạt nới room cho một số thành viên trong năm nay, thay vì cố định ở các mức thấp được giao
Chuyên gia nói gì về động thái nới room tín dụng của NHNN?

Chuyên gia nói gì về động thái nới room tín dụng của NHNN?

Trong những ngày đầu tháng 7, NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng cho nhiều ngân hàng thương mại, cả các ngân hàng có vốn Nhà nước và xác định đây vẫn là mục tiêu của những tháng cuối năm. Các chuyên gia kinh tế đã đưa ra nhận định về động thái này.
Lợi nhuận ngân hàng phải chờ room tín dụng?

Lợi nhuận ngân hàng phải chờ room tín dụng?

Dưới áp lực lạm phát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã đưa ra quan điểm thận trọng về việc nới hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng cho các ngân hàng. Điều này khiến các ngân hàng sẽ phải co kéo cho vay trong nửa cuối năm, từ đó ảnh hưởng tới kết quả lợi nhuận.

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...