Ngân hàng nhà nước cảnh báo cho vay BĐS ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng

Theo Ngân hàng nhà nước, việc các ngân hàng hết "room" tín dụng là do cho vay bất động sản nhiều, dẫn tới quay vòng vốn chậm.
Ngân hàng nhà nước cảnh báo cho vay BĐS ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng

Cụ thể, trong báo cáo đánh giá tổng quan tình hình tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm và định hướng điều hành nửa cuối năm của Ngân hàng Nhà nước cho hay, việc ngân hàng phản ánh hết “room” tín dụng có thể là do một số tổ chức tín dụng chủ yếu cho vay trung, dài hạn, tập trung vào lĩnh vực BĐS thì thời gian quay vòng vốn chậm, không thu hồi được nợ nhanh, dẫn đến hết dư địa tăng trưởng tín dụng.

Đến cuối tháng 6/2022, dư nợ tín dụng trong lĩnh vực BĐS của toàn ngành ngân hàng đã đạt trên 2,36 triệu tỷ đồng, tăng 14,07% so với cuối năm 2021 và cao hơn nhiều so với mức tăng chung toàn ngành. Trong đó, tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS tăng 8,19%, chiếm 33%; tín dụng BĐS phục vụ mục đích tự sử dụng tăng 17,2%, chiếm 67% dư nợ lĩnh vực BĐS.

NHNN cho rằng, việc xử lý ách tắc dòng vốn của thị trường BĐS cần được cân nhắc và tiếp cận theo nhiều nguồn vốn khác nhau và không đẩy rủi ro tới hệ thống ngân hàng. Suy cho cùng hệ thống ngân hàng rủi ro chính là rủi ro đối với khả năng chi trả cho người gửi tiền bởi vốn cho thị trường BĐS thường dài hạn trong khi vốn huy động của hệ thống ngân hàng 80% là ngắn hạn.

Trong khi đó, đối với hoạt động ngân hàng, mục tiêu điều hành của ngành Ngân hàng là phải đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chi trả cho người dân.

Đối với việc nới "room" tín dụng, NHNN cho rằng việc điều hành tín dụng theo chỉ tiêu hàng năm là chính sách phù hợp, đặc biệt trong tình hình hiện tại của thị trường.

Dẫn chứng việc nới tín dụng giai đoạn trước năm 2011 khiến lạm phát tăng nhanh, NHNN khẳng định nếu không kiểm soát tín dụng, an toàn hệ thống tài chính sẽ bị đe dọa nghiêm trọng (bong bóng giá BĐS, chứng khoán), rủi ro thanh khoản gia tăng, các ngân hàng rơi vào vòng xoáy đua lãi suất huy động để cho vay, nợ xấu tăng cao... đặt hệ thống ngân hàng trước nguy cơ tiềm ẩn đổ vỡ.

Xem thêm

VPBank muốn nâng room ngoại từ 15 lên 17,5%

VPBank muốn nâng room ngoại từ 15 lên 17,5%

Mới đây, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB) đã có tờ trình xin ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài từ mức 15% lên 17,5% vốn điều lệ.
Ru9 giới thiệu cửa hàng trải nghiệm Flagship Showroom tại Hà Nội

Ru9 giới thiệu cửa hàng trải nghiệm Flagship Showroom tại Hà Nội

Bắt đầu hành trình của mình từ năm 2018, Ru9 - The Sleep Company hoạt động với mô hình online, từ việc tư vấn đến bán hàng, chăm sóc và xây dựng mối quan hệ với từng khách hàng đều 100% trực tuyến. Dần khẳng định sự phát triển của thương hiệu luôn song hành với niềm tin của khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...