Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Tài chính phối hợp quản lý thị trường vàng

Trước sức ép trên thị trường ngoại hối và thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đã "bật chế độ can thiệp"...

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Tài chính phối hợp quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn gửi tới Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương về việc triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý thị trường ngoại hối và vàng.

Tại công văn Ngân hàng Nhà nước cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ, Chỉ thị, Công điện và tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng, trong đó giao cho Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, chủ động nắm bắt tình hình để đề xuất, triển khai các biện pháp nhằm quản lý hiệu quả thị trường ngoại hối và vàng, Ngân hàng Nhà nước trân trọng đề nghị các bộ trên phối hợp triển khai các nội dung như sau:

Thứ nhất, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng liên quan tăng cường công tác quản lý thị trường. Khẩn trương thực hiện các biện pháp theo quy định để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và vàng.

Đặc biệt là các hoạt động thu đổi ngoại tệ; nhận và chi trả ngoại tệ; chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán chuyển tiền cho các giao dịch vàng trái phép; các hoạt động mua, bán vàng miếng của các cửa hàng không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

Thứ hai, yêu cầu các tổ chức kinh doanh mua, bán vàng, nhất là kinh doanh mua, bán vàng miếng thực hiện nghiêm việc áp dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng để nâng cao tính minh bạch, cải thiện hiệu quả giám sát, điều hành, bảo đảm thị trường vàng hoạt động an toàn, hiệu quả.

Thứ ba, phối hợp cung cấp thông tin về các vụ việc, các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép ngoại tệ và vàng qua biên giới để Ngân hàng Nhà nước kịp thời triển khai phương án quản lý thị trường ngoại hối và vàng hiệu quả.

Vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đã có công văn gửi Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu:

Tăng cường quán triệt, yêu cầu các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh ngoại hối, kinh doanh mua bán vàng miếng trên địa bàn chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật có liên quan về quản lý ngoại hối, quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Đồng thời, khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn (Công an, Quản lý thị trường, Thuế ...) tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và vàng. Đặc biệt là các hoạt động thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả ngoại tệ; chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán chuyển tiền cho các giao dịch vàng trái không đúng quy định; các hoạt động mua, bán vàng miếng của các cửa hàng không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

Thống đốc cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố thường xuyên theo dõi, quản lý, giám sát chặt chẽ diễn biến của thị trường ngoại hối và vàng trên địa bàn để kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp, hiệu quả.

Song song với đó, Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông báo gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị phối hợp triển khai các nội dung như sau:

Một là, thường xuyên phổ biến, quán triệt đến các cơ quan, ban ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và vàng; các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các vấn đề cấp thiết về quản lý hoạt động của thị trường ngoại hối và vàng để nghiêm túc triển khai thực hiện.

Hai là khẩn trương thực hiện các biện pháp, công cụ theo quy định của pháp luật để quản lý, điều hành chặt chẽ, hiệu quả thị trường ngoại hối và vàng. Không để xảy ra tình trạng trục lợi, đầu cơ, thao túng và tạo giá và giá vàng. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác giám sát, quản lý, điều hành thị trường vàng. Yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh vàng thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh mua, bán vàng.

Ba là chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan của Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng. Đặc biệt là các hoạt động thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả ngoại tệ; chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán chuyển tiền cho các giao dịch vàng trái không đúng quy định; các hoạt động mua, bán vàng miếng của các cửa hàng không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

Bốn là thường xuyên theo dõi, quản lý, giám sát chặt chẽ diễn biến của thị trường ngoại hối và vàng trên địa bàn để kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp, hiệu quả.

Xem thêm

Giá vàng rơi thẳng đứng, có nên đầu cơ lúc này?

Giá vàng rơi thẳng đứng, có nên đầu cơ lúc này?

So với mức giá kỷ lục 92,4 triệu đồng/lượng hồi tháng 5, giá vàng miếng SJC hiện giảm 14,4 triệu đồng/lượng, tương ứng 15,5%. Với mức giá vàng hiện nay, nhiều người nhận thấy đây là cơ hội đầu tư khi kim loại quý đang ở mức thấp nhất kể từ 4 tháng trở lại đây...

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...