Ngân hàng Nhà nước dự báo tỷ lệ nợ xấu nội bảng sẽ tiếp tục tăng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có báo cáo bổ sung tới Quốc hội Khóa 15, Kỳ họp thứ 3 về việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm.
Ngân hàng Nhà nước dự báo tỷ lệ nợ xấu nội bảng sẽ tiếp tục tăng

Theo đó, mặc dù tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) vẫn đang được kiểm soát dưới mức 2%, tuy nhiên những khó khăn của nền kinh tế cũng như của doanh nghiệp, người dân có thể sẽ bộc lộ rõ nét hơn trong thời gian tới, khi đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng dự báo sẽ tiếp tục tăng.

Bên cạnh đó, dịch bệnh COVID-19 đã tác động, ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của khách hàng, dẫn đến kết quả xử lý nợ xấu thông qua hình thức khách hàng trả nợ và xử lý tài sản đảm bảo, đặc biệt là tài sản bằng bất động sản cũng gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế chưa phục hồi.

Ngoài tác động làm suy giảm chất lượng tài sản, dịch bệnh diễn biến phức tạp còn có nguy cơ làm suy giảm mức độ an toàn vốn cũng như kết quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng khi các TCTD phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro.

Theo NHNN, kết quả kinh doanh của hệ thống các TCTD được cải thiện trong thời gian gần đây, song kết quả này có được chủ yếu là do các TCTD nỗ lực tiết giảm chi phí, đẩy mạnh tăng trưởng từ các mảng hoạt động dịch vụ.

Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho các TCTD song sự xuất hiện của đại dịch vào cuối năm 2019 đã làm giảm tốc độ tăng trưởng thu nhập từ lãi của các TCTD trong thời gian gần đây.

Trong bối cảnh đó, dự báo TCTD có thể gặp khó khăn trong việc xử lý các khoản nợ xấu nói chung, nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 nói riêng và dự kiến nợ xấu của ngành ngân hàng có thể gia tăng trong thời gian tới.

Số liệu từ báo cáo tài chính quý I/2022 của 27 ngân hàng, tổng số dư nợ xấu các nhà băng đến thời điểm 31/3/2022 đã tăng đến 11% so với cuối năm trước với hơn 109.600 tỷ đồng.

Theo đó, VPBank tiếp tục là ngân hàng có nhiều nợ xấu nhất trong ba tháng đầu năm 2022, tăng 11% so với cuối năm ngoái, trong đó nợ nghi ngờ tăng mạnh 30%. Qua đó kéo tỷ lệ nợ xấu từ mức 4,57% đầu năm lên 4,83% 

Đứng thứ hai trong bảng xếp là VietinBank với quy mô nợ xấu ở mức 15.322 tỷ đồng, tăng 7% so với cuối năm ngoái. Một "ông lớn" khác là BIDV cũng xếp ngay sau đó ở vị trí thứ 3 với con số nợ xấu tăng nhẹ 1% so với cuối 2021, lên 13.730 tỷ đồng. 

10 ngân hàng có số dư nợ xấu lớn nhất tính đến 31/3/2023 còn bao gồm Vietcombank, Sacombank, VIB, MB, SHB và ACB. Tính riêng nợ xấu của 10 ngân hàng trên đã chiếm 82.608 tỷ đồng, tương đương 75% tổng nợ xấu của 27 ngân hàng được khảo sát. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...