Trong khi đó, trên kênh bán hẳn, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành thêm 1 lượng lớn tín phiếu, 103.730 tỷ đồng (bao gồm 71.430 tỷ kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 2,6%; 28.000 tỷ đồng kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 3% và 4.300 tỷ đồng kỳ hạn 28 ngày, lãi suất 3,45%); trong khi 21.700 tỷ đồng tín phiếu phát hành cách đây 1 và 2 tuần đã đáo hạn trong tuần này.
Như vậy, tổng hợp cả hai kênh OMO và tín phiếu, Ngân hàng Nhà nước hút ròng tổng cộng 88.137 tỷ đồng trong tuần vừa qua. Đây là lượng hút ròng theo tuần lớn nhất kể từ năm 2019 tới nay.
Kết thúc tuần, lượng OMO đang lưu hành giảm xuống còn 1.596 tỷ đồng, trong khi lượng tín phiếu đang lưu hành tăng mạnh trở lại, lên mức 127.880 tỷ đồng.
Trong vòng 1 tuần kể từ ngày 11/8 đến 18/8/2022, lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần đã có diễn biến giảm mạnh, lần lượt ở mức 0,87%; 0,80% và 0,33%, xuống còn 2,43%; 2,68% và 2,78%/năm.
Như vậy, lãi suất liên ngân hàng tiếp tục có diễn biến hạ nhiệt trong tuần vừa qua sau khoảng thời gian lượng lớn tín phiếu đáo hạn. Dù vậy, việc Ngân hàng Nhà nước quay trở lại hút ròng mạnh trong tuần vừa qua cũng cho thấy lãi suất liên ngân hàng khó có thể giảm sâu hơn mặt bằng hiện tại.
Theo cập nhật mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính tới cuối tháng 6/2022, tăng trưởng tín dụng đạt mức 9,44%; trong khi đó, tăng trưởng M2 đạt mức 3,78%, bao gồm 6,02% tăng trưởng tiền gửi dân cư và 6,02% tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
Hiện tại, tăng trưởng tín dụng vẫn đang ở mức nhanh nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 năm trở lại đây, và là yếu tố tạo ra áp lực khiến cho lãi suất tăng.
Trong thời gian tới, lãi suất có thể sẽ tiếp tục chịu áp lực tăng, một phần do nhu cầu vốn cho đầu từ mở động hoạt động sản xuất kinh doanh, một phần do Fed vẫn đang trong quá trình tăng lãi suất.
“Mục tiêu của Fed với fed funds rate có thể lên tới 3,4% tới cuối năm 2022, ngày 21/9 tới đây Fed dự kiến nâng lãi suất lần thứ 5 trong năm 2022, với mức tăng được nhiều chuyên gia dự báo ở mức 50-75 bps.”, báo cáo của BVSC viết.