Theo đó, 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) đạt 1.981 tỉ đồng, lãi sau thuế đạt 1.215 tỉ đồng.
Giá vốn bán hàng của VNX ghi nhận đạt 83 tỷ đồng. Trong đó chiếm chủ yếu là giá vốn dịch vụ giao dịch chứng khoán, lên tới 67,8 tỷ đồng.
VNX hầu như không tiêu hụt tiền vào chi phí tài chính, bởi chỉ có phần lỗ chênh lệch tỉ giá phát sinh trong kỳ là hơn 17 triệu đồng. Song chi phí quản lý doanh nghiệp lên tới hơn 437 tỷ đồng. Thực tế, trong đây đã có 319 tỷ đồng chi phí giám sát phải nộp về Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
VNX hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, chính thức ra mắt vào tháng 12-2021, thành lập theo Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg ngày 23/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Đây là kỳ báo cáo tài chính bán niên đầu tiên của VNX vì mới chính thức hoạt động từ tháng 8/2021 theo hình thức doanh nghiệp, trên cơ sở sắp xếp lại 2 sở giao dịch là Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Kết quả báo cáo của VNX hợp nhất từ kết quả kinh doanh của 2 sở. Theo đó, với doanh thu 1.981 tỉ, VNX lãi sau thuế 1.215 tỉ đồng, trong đó có 918 tỉ đồng đến từ HoSE, 273 tỉ đồng đến từ HNX.
Tổng nợ phải trả của VNX là 1.093 tỷ đồng, giảm đáng kể so với mức 1.600 tỷ đồng đầu năm và chiếm phần lớn là nợ ngắn hạn.
95% nguồn thu của VNX là từ dịch vụ giao dịch chứng khoán, còn lại là thu từ dịch vụ đấu giá, quản lý thành viên, niêm yết… VNX trích gần 2% lợi nhuận sau thuế cho quỹ phúc lợi, còn lại nộp ngân sách Nhà nước.
Là đơn vị 100% vốn Nhà nước do Bộ Tài Chính làm đại diện Nhà nước sở hữu, đến cuối tháng 6, vốn điều lệ VNX là 3.000 tỉ đồng, tổng tài sản của VNX hơn 4.000 tỉ đồng, đặc biệt tiền gửi ngân hàng của VNX đến 2.800 tỉ đồng.