Ngân hàng Nhà nước giao dịch sôi động trên hoạt động thị trường mở

Báo cáo tiền tệ mới nhất của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, thông qua kênh OMO, Ngân hàng Nhà nước bơm 1.596 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày, tại mức lãi suất 3,5%); trong khi 7.703 tỷ OMO kỳ hạn 7 ngày đã đáo hạn.
Ngân hàng Nhà nước giao dịch sôi động trên hoạt động thị trường mở

Trong khi đó, trên kênh bán hẳn, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành thêm 1 lượng lớn tín phiếu, 103.730 tỷ đồng (bao gồm 71.430 tỷ kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 2,6%; 28.000 tỷ đồng kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 3% và 4.300 tỷ đồng kỳ hạn 28 ngày, lãi suất 3,45%); trong khi 21.700 tỷ đồng tín phiếu phát hành cách đây 1 và 2 tuần đã đáo hạn trong tuần này.

Như vậy, tổng hợp cả hai kênh OMO và tín phiếu, Ngân hàng Nhà nước hút ròng tổng cộng 88.137 tỷ đồng trong tuần vừa qua. Đây là lượng hút ròng theo tuần lớn nhất kể từ năm 2019 tới nay.

Kết thúc tuần, lượng OMO đang lưu hành giảm xuống còn 1.596 tỷ đồng, trong khi lượng tín phiếu đang lưu hành tăng mạnh trở lại, lên mức 127.880 tỷ đồng.

Trong vòng 1 tuần kể từ ngày 11/8 đến 18/8/2022, lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần đã có diễn biến giảm mạnh, lần lượt ở mức 0,87%; 0,80% và 0,33%, xuống còn 2,43%; 2,68% và 2,78%/năm.

Như vậy, lãi suất liên ngân hàng tiếp tục có diễn biến hạ nhiệt trong tuần vừa qua sau khoảng thời gian lượng lớn tín phiếu đáo hạn. Dù vậy, việc Ngân hàng Nhà nước quay trở lại hút ròng mạnh trong tuần vừa qua cũng cho thấy lãi suất liên ngân hàng khó có thể giảm sâu hơn mặt bằng hiện tại.

Theo cập nhật mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính tới cuối tháng 6/2022, tăng trưởng tín dụng đạt mức 9,44%; trong khi đó, tăng trưởng M2 đạt mức 3,78%, bao gồm 6,02% tăng trưởng tiền gửi dân cư và 6,02% tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế.

Hiện tại, tăng trưởng tín dụng vẫn đang ở mức nhanh nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 năm trở lại đây, và là yếu tố tạo ra áp lực khiến cho lãi suất tăng.

Trong thời gian tới, lãi suất có thể sẽ tiếp tục chịu áp lực tăng, một phần do nhu cầu vốn cho đầu từ mở động hoạt động sản xuất kinh doanh, một phần do Fed vẫn đang trong quá trình tăng lãi suất.

“Mục tiêu của Fed với fed funds rate có thể lên tới 3,4% tới cuối năm 2022, ngày 21/9 tới đây Fed dự kiến nâng lãi suất lần thứ 5 trong năm 2022, với mức tăng được nhiều chuyên gia dự báo ở mức 50-75 bps.”, báo cáo của BVSC viết.

Xem thêm

“Vua gạo” An Giang mua lại cổ phần công ty con từ Louis Capital

“Vua gạo” An Giang mua lại cổ phần công ty con từ Louis Capital

HĐQT Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex-Mã chứng khoán AGM), đơn vị được mệnh danh là “vua gạo” tại An Giang vừa thông qua việc nhận chuyển nhượng tối đa 19% phần vốn góp của Công ty CP Louis Capital (Mã chứng khoán: TGG) tại Công ty TNHH Angimex Furious, công ty con của Angimex.
Diễn đàn xúc tiến đầu tư BĐS VN 2022: Đánh thức dòng tiền đang “nằm chờ” chảy về Bất động sản

Diễn đàn xúc tiến đầu tư BĐS VN 2022: Đánh thức dòng tiền đang “nằm chờ” chảy về Bất động sản

Từ ngày 28/9 - 2/10/2022 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn sẽ diễn ra Diễn đàn xúc tiến Đầu tư Bất động sản Việt Nam do HH Bất động sản Việt Nam tổ chức, nhằm xúc tiến quảng bá tiềm năng, lợi thế, cơ hội đầu tư tại các Địa phương đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư FDI và các tổ chức Quốc tế.
Ba cổ phiếu họ Lilama bị cắt margin sau soát xét

Ba cổ phiếu họ Lilama bị cắt margin sau soát xét

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo đưa 3 cổ phiếu họ Lilama gồm L43 (CTCP Lilama 45.3), L61 (CTCP Lilama 69-1) và L62 (CTCP Lilama 69-2) vào danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ.

Có thể bạn quan tâm

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch GAMA Global-Vietnam, việc điều chỉnh cách phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không ảnh hưởng đến các khách hàng đã tham gia với các hợp đồng đang có hiệu lực vì các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ đúng theo hợp đồng đã ký kết đúng pháp luật...

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Trước tốc độ già hóa dân số, các ngân hàng tại Việt Nam có nguy cơ bỏ lỡ một nhóm khách hàng đầy tiềm năng – những người cao tuổi ngày càng độc lập về tài chính, quan tâm đến chất lượng sống và có nhu cầu quản lý tài sản một cách bài bản...

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Việc hiểu đúng và ứng dụng hiệu quả kiến thức hoạch định tài chính cá nhân không chỉ nâng tầm chất lượng dịch vụ tư vấn bảo hiểm, mà còn góp phần định hình sự phát triển bền vững cho cả nghề nghiệp lẫn ngành bảo hiểm…