Ngành ngân hàng dẫn đầu về phát hành trái phiếu trong 7 tháng

Theo thống kê của Công ty Chứng khoán MB (MBS), trong 7 tháng đầu năm 2019, các ngân hàng đã phát hành tổng cộng 42.160 tỷ đồng trái phiếu, dẫn đầu về lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành.
Ngành ngân hàng dẫn đầu về phát hành trái phiếu trong 7 tháng

Mới đây nhất, VPBank phát hành thành công 300 triệu USD (tương đương với khoảng 7.000 tỷ đồng) trái phiếu quốc tếtại Singapore, với kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định 6,25%/năm, trả lãi 6 tháng/lần, sử dụng USD là loại tiền tệ phát hành và thanh toán.

Đợt phát hành thành công này đã nâng giá trị trái phiếu VPBank phát hành từ đầu năm đến nay lên 12.860 tỷ đồng, đứng đầu thị trường.

Xếp sau VPBank là trái phiếu ngân hàng ACB với tổng giá trị 7.850 tỷ đồng, VIB với 5.000 tỷ đồng, LienVietPostBank  với 4.100 tỷ đồng , HDBank  3.600 tỷ đồng , SeABank  3.250 tỷ đồng , ABBank  2.500 tỷ đồng và BacABank 2.200 tỷ đồng.

Như vậy, tổng cộng, chỉ riêng 8 ngân hàng trên đã phát hành tới 41.360 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trong 7 tháng đầu năm 2019.

Nếu tính thêm OCB (800 tỷ đồng trái phiếu phát hành trong tháng 5 và tháng 6) thì các ngân hàng đã phát hành tổng cộng 42.160 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trong 7 tháng qua.

Kỳ hạn phát hành của các ngân hàng này đa phần không quá 5 năm, cá biệt có LienVietPostBank ghi nhận kỳ hạn tối đa 10 năm. Lãi suất không chênh lệch nhau nhiều, khoảng từ 6,25%/năm đến 7,5%/năm.

Kỳ hạn phát hành của các ngân hàng này đa phần không quá 5 năm, cá biệt có LienVietPostBank ghi nhận kỳ hạn tối đa 10 năm. Lãi suất không chênh lệch nhau nhiều, khoảng từ 6,25%/năm đến 7,5%/năm.

Cũng trong 7 tháng đầu năm nay, thị trường ghi nhận một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp lượng lớn, có thể kể đến những gương mặt tiêu biểu như REE với 2.320 tỷ đồng (kỳ hạn 10 năm, lãi suất 7,3%/năm), Vinpearl Land với 2.000 tỷ đồng (kỳ hạn 5 năm, lãi suất 10,5%/năm), Masan Resources với 2.000 tỷ đồng (kỳ hạn 5 năm, lãi suất 10,2%/năm).

Theo MBS, nhóm ngành bất động sản, xây dựng, hạ tầng đứng thứ hai về lượng trái phiếu phát hành. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xây dựng là nhóm ngành thường có tỷ lệ vốn vay cao, đang phải tìm đến kênh huy động vốn khác như phát hành trái phiếu doanh nghiệp do thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ thắt chặt dòng tín dụng ngân hàng cho vay bất động sản. 

Vì vậy, nhóm ngành này đang phải đẩy mạnh huy động qua trái phiếu doanh nghiệp với mức lãi suất coupon cao nhất, phổ biến trên 10%/năm.Trong 2 tháng 6-7 vừa qua, thêm hàng loạt các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu như Đất Xanh, Sacomreal, Hưng Thịnh Land, Novaland, Phát Đạt…

Không chỉ các doanh nghiệp lâu năm, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với nhiều doanh nghiệp mới cũng liên tiếp được diễn ra. Gây chú ý là việc chuỗi cửa hàng cho vay cầm đồ F88 phát hành 100 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất chưa được tiết lộ.

Việc ồ ạt phát hành trái phiếu với lãi suất cao khiến nhiều người lo ngại, nhiều chuyên gia đã đưa ra cảnh báo rui ro. Nêu ý kiến về vấn đề này, Luật sư Trương Thanh Đức, chuyên gia kinh tế - ngân hàng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật BASICO, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, đến trái phiếu Chính phủ là an toàn nhất hiện nay nhưng lãi suất không hề rẻ, thế nên lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cao là chuyện bình thường, lãi suất cao hiện tại nhưng cao nữa cũng chưa phải là vấn đề.

Mới đâym báo cáo thị trường tiền tệ tháng 7 của SSI Retail Reserach cho biết, tháng 7 là một tháng khá thành công của Kho bạc Nhà nước (KBNN) với 32.081 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (TPCP) phát hành trên kênh sơ cấp trong đó 81% là ở kỳ hạn 10 và 15 năm, lượng phát hành lũy kế 7 tháng của 2 kỳ hạn này là 56.800 tỷ đồng và 54.000 tỷ đồng, đã hoàn thành 81% và 69% kế hoạch cả năm 2019.

Lượng phát hành trong tháng 7 gần bằng tổng lượng phát hành của cả quý II/2019. Tỷ lệ trúng thầu/gọi thầu tháng 7 là 89%, là mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay và tất cả các kỳ hạn chào thầu đều được phát hành.

Lãi suất trúng thầu giảm liên tục ở tất cả các kỳ hạn nhưng chững lại trong phiên đấu thầu cuối tháng. Tính chung cả tháng 7, lãi suất các kỳ hạn 5, 10, 15, 20, 30 năm giảm lần lượt là 20, 20, 32, 43, 27 điểm cơ bản (bps) về mức 3,55%, 4,44%, 4,68%, 5,15% và 5,51%/năm – vùng đáy lãi suất trong vòng 1 năm trở lại đây.

 >> Dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 10,5% GDP

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...