Ngày 13/8: Cả nước ghi nhận 9.150 ca mắc mới COVID-19

Bản tin dịch COVID-19 tối 13/8 của Bộ Y tế cho biết có 9.150 ca mắc, trong đó TP HCM vẫn nhiều nhất với 3.531 ca, tiếp đến là Bình Dương 2.816 ca. Trong ngày có 3.593 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
Ngày 13/8: Cả nước ghi nhận 9.150 ca mắc mới COVID-19

Thông tin các ca nhiễm COVID-19 mới

- Tính từ 18h ngày 12/8 đến 18h ngày 13/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.180 ca nhiễm mới, trong đó 30 ca nhập cảnh và 9.150 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (3.531), Bình Dương (2.816), Đồng Nai (808), Long An (623), Khánh Hòa (243), Đồng Tháp (152), Cần Thơ (142), Trà Vinh (140), Hà Nội (97), Vĩnh Long (71), Bà Rịa - Vũng Tàu (69), Phú Yên (64), An Giang (61);

Tây Ninh (61); Đà Nẵng (58), Thừa Thiên Huế (31), Bình Thuận (28), Gia Lai (18), Đắk Nông (16), Hà Tĩnh (15), Nghệ An (14), Bình Định (12), Quảng Ngãi (10), Quảng Trị (8 ), Kiên Giang (8 ), Ninh Thuận (7), Đắk Lắk (7), Bình Phước (7), Bạc Liêu (5), Hải Dương (4), Quảng Bình (4), Thanh Hóa (4), Lạng Sơn (4), Quảng Nam (4), Hậu Giang (3), Lâm Đồng (2), Nam Định (1), Hưng Yên (1), Cà Mau (1) trong đó có 1.999 ca trong cộng đồng.

- Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 503 ca, trong đó TP. Hồ Chí Minh giảm 310 ca, Bình Dương giảm 212 ca, Đồng Nai giảm 263 ca.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 255.748 ca nhiễm, đứng thứ 80/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 172/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 2.601 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 251.753 ca, trong đó có 89.964 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 04/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu.

+ Có 08 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Lào Cai, Kon Tum, Hà Giang, Quảng Trị, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang, Hải Phòng.

+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (140.539), Bình Dương (39.592), Long An (13.232), Đồng Nai (12.047), Đồng Tháp (4.621).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

- 3.593 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 13/8.

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 92.738 ca.

- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 511 ca.

- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 20 ca.

- Chiều 13/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 275 ca tử vong (4814-5088) tại TP. Hồ Chí Minh (223), Bình Dương (25), Tiền Giang (, Đồng Tháp (4), Bến Tre (3), Bình Thuận (3), Đồng Nai (3), Long An (3), Khánh Hòa (2 ), Cần Thơ (1).

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tính đến 13/8 là 5.088 ca, xếp thứ 69/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhưng tính tỷ lệ tử vong/1 triệu dân, Việt Nam xếp vị trí 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân 1 triệu dân có 52 người tử vong do COVID-19).

Tình hình xét nghiệm

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 162.820 xét nghiệm cho 617.166 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 7.842.864 mẫu cho 22.000.347 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

Trong ngày 12/8 có 1.075.584 liều vaccine COVID-19

được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 13.256.472 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 12.064.617 liều, tiêm mũi 2 là 1.191.855 liều.

Những hoạt động nổi bật của ngành y tế trong ngày

- Bộ Y tế ban hành Công văn số 6565/BYT-MT ngày 12/8/2021 gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố về việc phòng chống dịch COVID-19 tại cơ sở lao động sản xuất kinh doanh. Trong đó các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đảm bảo sản xuất kinh doanh. Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố căn cứ hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế và dựa trên đánh giá tình hình thực tế tại địa phương để hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch và phương án phòng, chống dịch phù hợp, hiệu quả.

- Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3860/QĐ-BYT ngày 13/8/2021 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác điều phối oxy y tế phục vụ điều trị người bệnh COVID-19 toàn quốc.

- TP. Cần Thơ thành lập 320 đội lấy mẫu và xét nghiệm nhanh COVID-19 trong cộng đồng. Trong đó 314 đội chính thức và 6 đội dự phòng để lấy mẫu và xét nghiệm nhanh ở các xã, phường, thị trấn của 9 quận, huyện trong 9 ngày. Mỗi đội có tối thiểu 6 thành viên, trong đó 4 người là nhân lực của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ, 2 thành viên là cán bộ xã, phường, thị trấn nơi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm.

- TP. Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch tăng cường phòng, chống dịch trong giai đoạn từ ngày 15/8 đến 15/9, trong đó phân ra hai giai đoạn từ 15/8 đến cuối tháng 8 và 1/9 đến 15/9, mỗi giai đoạn sẽ xác định nhiệm vụ cụ thể, quyết tâm đến 15/9 sẽ kiểm soát được dịch bệnh.

- Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những đơn vị đầu tiên trong cả nước triển khai xét nghiệm định lượng kháng thể sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Phương pháp này áp dụng cho nhóm có nhu cầu xét nghiệm để biết được cơ thể có kháng thể hay không, và nếu có sẽ đạt được nồng độ bao nhiêu sau khi tiêm vắc xin. Kết quả này giúp đánh giá khả năng đáp ứng của cơ thể đối với tiêm chủng.

- Tỉnh Bình Dương thiết lập Bệnh viện dã chiến hồi sức cấp cứu với 437 giường ICU, cùng các trang thiết bị liên quan tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Becamex (TP Thuận An), áp dụng theo mô hình tháp 3 tầng điều trị COVID-19 của Bộ Y tế.

- Tỉnh Khánh Hòa triển khai lấy mẫu xét nghiệm, với khu vực phong tỏa, lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người dân từ 3-5 ngày/lần tại nhà ở, hộ gia đình (lấy mẫu gộp để xét nghiệm RT-PCR hoặc gộp mẫu 3 đối với xét nghiệm test kháng nguyên nhanh). Với khu vực nguy cơ rất cao, thực hiện tương tự như khu vực phong tỏa, khác biệt là có thể thí điểm gộp mẫu 5 đối với xét nghiệm RT-PCR.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới tính đến chiều 13/8

- Cả thế giới có 206.387.133 ca nhiễm, trong đó 185.200.410 khỏi bệnh; 4.350.663 tử vong và 16.836.060 đang điều trị (103.070 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 205.761 ca, tử vong tăng 3.488 ca.

- Châu Âu tăng 30.101 ca; Bắc Mỹ tăng 27.192 ca; Nam Mỹ tăng 0 ca; châu Á tăng 141.894 ca; châu Phi tăng 5.515 ca; châu Đại Dương tăng 1.059 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 58.724 ca, trong đó: Malaysia tăng 21.468 ca, Thái Lan tăng 23.418 ca, Philippines tăng 13.177 ca, Campuchia tăng 423 ca, Singapore tăng 49 ca, Đông Timor tăng 189 ca.

Xem thêm

Tối 12/8: Thêm 5.025 ca COVID-19 mới

Tối 12/8: Thêm 5.025 ca COVID-19 mới

Bản tin dịch COVID-19 tối 12/8 của Bộ Y tế cho biết có thêm 5.025 ca mắc COVID-19, trong đó Bình Dương đã trở thành địa phương có số mắc nhiều nhất trong 12h qua với 2.117 ca.
MB góp thêm 60 tỷ đồng phòng, chống dịch Covid-19

MB góp thêm 60 tỷ đồng phòng, chống dịch Covid-19

MB tham gia Đoàn công tác Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, tiếp tục chung tay đóng góp 20 tỷ đồng với Hà Nội trong công tác phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Trong quý III/2021, MB sẽ trao tặng Bộ Y tế 1 triệu chiếc khẩu trang y tế 3M trị giá 40 tỷ.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…