Ngày 17/4 sẽ bắt đầu sửa cáp quang biển quốc tế AAG

Theo tin từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước, sự cố xảy ra trên tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia America Gateway) vào ngày 2/4/2020 dự kiến sẽ được đối tác quốc tế tiến hành sửa chữa từ ngày 17/4 đến 21/4/2020.

Thông báo về kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố này vừa được đối tác quốc tế thông báo tới các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam.

Trước đó, thông tin từ các nhà mạng đã cho hay, vào lúc 20h20 ngày 2/4/2020, tuyến AAG xảy ra sự cố trên nhánh S1 kết nối từ Việt Nam đi Hong Kong (Trung Quốc) khiến toàn bộ lưu lượng đường truyền đi qua hướng này bị mất. Sự cố trên tuyến AAG khiến các nhà cung cấp dịch vụ bị sụt giảm đáng kể băng thông đi quốc tế, trong đó VNPT bị mất 1.140Gb; FPT bị mất 550 Gb; và với Viettel là 370 Gb.

Ngay sau khi có sự cố, các doanh nghiệp viễn thông trong nước đã định tuyến lưu lượng sang các hướng cáp biển, cáp trên đất liền khác để bảo đảm chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Tuy nhiên, AAG là một trong những tuyến cáp biển được Việt Nam dùng từ lâu, hiện vẫn có nhiều nhà mạng khai thác, sử dụng nên sự cố xảy ra trên tuyến cáp biển này vẫn có ảnh hưởng nhất định đến quá trình cung cấp dịch vụ.

Theo các chuyên gia, sự cố xảy ra ngày 2/4 trên cáp biển quốc tế AAG không ảnh hưởng tới chất lượng các trang Internet, ứng dụng trong nước như học tập từ xa, đào tạo từ xa sử dụng các nền tảng phần mềm do doanh nghiệp Việt Nam phát triển và server đặt tại Việt Nam do các ứng dụng này chạy trên mạng cáp quang trong nước, không phụ thuộc vào các đường cáp quang biển quốc tế.

Tuy nhiên, cho đến khi sự cố của tuyến cáp AAG được khắc phục xong, việc truy nhập Internet từ Việt Nam đi quốc tế có thể khó khăn hơn so với bình thường. Do vậy, trong thời gian tới, người dùng nên có những giải pháp phù hợp hơn trong sử dụng Internet như hạn chế vào các trang xem video, xem phim trực tuyến hay mạng xã hội của nước ngoài…

AAG là tuyến cáp quang biển được đưa vào khai thác từ tháng 11/2009, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á (ASEAN) với Mỹ. Tuyến cáp biển này đi qua Malaysia (Mersing), Singapore (Changi), Thái Lan (Sri Racha), Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314 km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei (Tungku), Hong Kong (South Lantau), Philippines (Currimao) và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin giằng co ở vùng giá 87.000 USD

Bitcoin giằng co ở vùng giá 87.000 USD

Bitcoin hầu như đi ngang trong phiên giao dịch vừa qua khi nhà đầu tư tìm kiếm sự rõ ràng về các mức thuế thương mại mới của Mỹ, trong bối cảnh có nhiều lo ngại rằng đợt phục hồi gần đây có thể chỉ là một “bẫy tăng giá”…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Ngành công nghiệp tiền điện tử sẽ đi về đâu?

Ngành công nghiệp tiền điện tử sẽ đi về đâu?

Với tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp trị giá 3 nghìn tỷ USD hiện nay, Giáo sư Eswar Prasad, giáo sư thương mại quốc tế tại Đại học Cornell và là tác giả của cuốn sách “Tương lai của tiền tệ” xuất bản năm 2021, nói về các thế lực đang phá vỡ công nghệ tài chính...